Tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp ở khắp nơi. Có rất nhiều bạn đọc gửi nhiều câu hỏi về Luật Hùng Sơn chúng tôi về hành vi phạm tội. Sau đây chúng tôi xin tổng hợp và phân tích về thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội.
Căn cứ pháp lý:
I. Quy định pháp luật và phân tích về hành vi cố ý phạm tội và vô ý phạm tội
Luật quy định thế nào là cố ý phạm tội vô ý phạm tội?
Điều 10 BLHS 2015 quy định về Cố ý phạm tội
“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.
Điều 11. Vô ý phạm tội
“Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.
II. Phân tích thế nào là cố ý phạm tội vô ý phạm tội
1. Thế nào là cố ý phạm tội?
Theo Bộ luật hình sự thì cố ý phạm tội được thể hiện dưới hai hình thức lỗi:
– Lỗi cố ý trực tiếp
– Lỗi cố ý gián tiếp
a) Lỗi cố ý trực tiếp:
Là lỗi của một người khi thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, có nhận thức được hành vi mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
– Xét về lý trí:
Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm về hành vi mình thực hiện, thấy được trước hậu quả. Được hiểu là khi thực hiện hành vi, người thực hiện biết được hành vi gây hại, đi ngược lại lợi ích, yêu cầu và chuẩn mực xã hội. Phụ thuộc vào khả năng nhận thức được hành vi là phẩm chất đặc trưng của mọi người về sự phát triển bình thường, điều cần đặc biệt nhấn mạnh là sự nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không có nghĩa phải nhận được tính trái pháp luật của hành vi
– Xét về ý chí:
Người phạm tội, họ mong muôn hậu quả mà họ đã “thấy trước” nguy hiểm cho xã hội xảy ra, đã hình dung ra khi thực hiện hành vi đó sẽ xuất hiện trên thực tế. Xác định tồn tại trong ý thức của chủ thể việc mong muốn xuất hiện hậu quả nào đó là vấn đề rất phức tạp, thông thường người ta phải tìm hiểu, đánh giá, phân tích toàn bộ các tình tiết khách quan điển hình của hành động ý chí và cả những xử sự sau đó khi xảy ra hành vi của chủ thể.
b) Lỗi cố ý gián tiếp:
Là lỗi của một người khi thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Xét về lý trí:
Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiếm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra mà vẫn để nó xảy ra.
– Xét về mặt ý chí:
Người phạm tội để mặc cho hậu quả xảy ra, được hiểu là dù hậu quả xảy ra hay không thì đối với người phạm tội đều có ý nghĩa như nhau, hậu quả nguy hiểm cho xã hội xuất hiện trên thực tế hay không thì người phạm tội cũng đều chấp nhận. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội theo đuổi mục đích khác vì thế họ nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả này dù không phù hợp với mục đích của mình nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận để cho hậu quả xảy ra.
2. Thế nào là lỗi vô ý?
Lỗi vô ý được chia thành hai hình thức lỗi: Lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả:
a) Lỗi vô ý vì ý vì quá tự tin:
Người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
– Xét về lý trí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin, họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Có nghĩa là chủ thể nhận thức được rằng tính nguy hiểm cho xã hội của chính hành vi mà mình thực hiện.
– Xét về ý chí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin là không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn chủ quan cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc lúc xảy ra có thể ngăn ngừa được.
b) Lỗi vô ý do cẩu thả:
Người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
– Xét về lý trí: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội
– Xét về ý chí: Người phạm tội tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nguy hiểm cho xã hội, nhưng phải thấy trước và có thể thấy trước về hậu quả đó.
Vậy sự khác nhau giữa lỗi cố ý gián tiếp chỉ khác lỗi cố ý trực tiếp ở thái độ đối với hậu quả: mong muốn hậu quả xảy ra hay bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Hậu quả ở lỗi cố ý gián tiếp không phải là mục đích cuối mà người phạm tội mong đạt đến. Người phạm tội cho rằng hậu quả xảy ra thế nào cũng không quan trọng nhưng phó mặc không có ý thức ngăn ngừa hậu quả xảy ra.
Trên đây là những quy định hành vi phạm tôi vô ý và phạm tội cố ý được chúng tôi phân tích, tổng hợp. Nếu bạn đọc có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ tư vấn pháp lý quý khách vui lòng liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật hình sự 1900 6518 của Luật Hùng Sơn chúng tôi để nhận được sự tư vấn giúp đỡ.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023