Chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con

Khi vợ sinh con, chế độ thai sản cho chồng được pháp luật quy định như thế nào theo Luật Bảo Hiểm xã hội? Cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Quảng cáo

lightbulb Điều kiện hưởng chế độ tai sản

Lao động nam đóng Bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi Vợ sinh con.

Có nhiều cá nhân hiểu nhầm rẳng chỉ cần vợ đóng bảo hiểm xã hội thì cả vợ và chồng đều được hưởng. Chồng chỉ được hưởng khi chồng cũng đóng bảo hiểm xã hội.

lightbulb Thời gian hưởng chế độ thai sản

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

  • 05 ngày làm việc;
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con

lightbulb Mức hưởng chế độ thai sản

Mức hưởng: 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Mức hưởng một ngày: bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

Ví dụ: Tiền lương tháng đóng BHXH trung bình của anh A từ tháng 5/2018 – 10/2018 là 4.260.000 VNĐ. Ngày 02/11/2018 vợ anh A sinh 01 con và sinh thường (được nghỉ 05 ngày). Mức hưởng chế độ thai sản của anh A là:

(4.260.000 :  24) x 5 = 887.500 VNĐ

Trong trường hợp vợ sinh con mà chỉ có chồng đóng bảo hiểm xã hội thì chồng được trợ cấp 01 lần 02 tháng lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Quảng cáo

lightbulb Thủ tục hưởng chế độ thai sản

Người sử dụng lao động chuẩn bị:

Mẫu C70A – HD theo quyết định 636/ QĐ – BHXH  về danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe.

Mẫu D02 – TS theo quyết định 595/QĐ – BHXH

Người lao động chuẩn bị:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh
  • Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh
  • Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).

lightbulb Thời gian nộp hồ sơ

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động

Hãy gọi ngay tổng đài 19006518 để chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn