Quy định pháp luật về ngày nghỉ phép năm và cách tính ngày phép năm

Quy định của pháp luật lao động về ngày nghỉ phép năm, cách tính ngày phép năm và chế độ trong những ngày nghỉ phép năm luôn là những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây, công ty Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp các quy định của Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn thi hành nhằm giúp người lao động có thể tính được ngày phép này để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

Quảng cáo

Quy định mới năm 2021 về ngày nghỉ phép năm

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì NLĐ được nghỉ hằng năm và đồng thời sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:

– Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường thì có 12 ngày làm việc;

– Đối với lao động là người làm nghề, người lao động chưa thành niên, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ công việc nguy hiểm, độc hại, làm công việc  nặng nhọc thì sẽ có 14 ngày làm việc.

– Đối với người làm nghề, người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại thì có 16 ngày làm việc.

Nếu NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một NSDLĐ thì số ngày nghỉ hằng năm trong trường hợp này sẽ theo tỷ lệ tương ứng với số tháng NLĐ làm việc.

Nếu NLĐ đủ 5 năm làm việc cho một NSDLĐ thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với NSDLĐ về việc nghỉ gộp ngày nghỉ phép hằng năm tối đa 03 năm một lần hoặc nghỉ hằng năm thành nhiều lần.

Trường hợp bị mất việc làm, do thôi việc mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hằng năm thì được NSDLĐ thanh toán tiền lương cho những ngày phép năm chưa nghỉ.

Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường sắt, đường bộ, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi thì ngoài ngày nghỉ hằng năm, NLĐ sẽ được tính thêm thời gian đi đường và chỉ được tính cho duy nhất 01 lần nghỉ trong năm.

cách tính ngày nghỉ phép năm

Cách tính ngày nghỉ phép năm theo quy định mới nhất

Căn cứ quy định tại Điều 113, 114 Bộ luật Lao động 2019 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, NLĐ có thể dễ dàng tính được số ngày nghỉ phép năm của mình. Chi tiết về cách tính ngày nghỉ phép năm như sau:

Đối với NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng:

Tính số ngày nghỉ phép năm bằng cách lấy số ngày nghỉ hằng năm chia cho 12 tháng rồi nhân với số tháng đã làm việc thực tế trong năm. Trong đó:

– Tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động, số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ là từ 12 đến 16 ngày .

Quảng cáo

– Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của NLĐ chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì sẽ được tính là 01 tháng làm việc.

Chẳng hạn: Chị X làm việc ở công ty Y trong điều kiện bình thường được 06 tháng. Tương ứng với đó, số ngày phép năm của chị X= (12 ngày: 12) x 6 tháng = 6 ngày.

Đối với NLĐ làm việc từ đủ 12 tháng trở lên:

Số ngày nghỉ phép = Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày nghỉ theo thâm niên (nếu có)

(nếu có)

Trong đó:

– Tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày.

– Số ngày nghỉ theo thâm niên được tính như sau: NLĐ cứ 05 năm làm việc cho một NSDLĐ thì NLĐ được tăng thêm 01 ngày.

Chẳng hạn: Anh A làm việc cho công ty X trong điều kiện bình thường thì mỗi năm anh A sẽ được nghỉ phép 12 ngày. Trong trường hợp, anh A đã làm việc cho công ty X đã đủ 5 năm thì năm thứ 06, anh A sẽ được nghỉ phép năm 13 ngày.

Tư vấn về chế độ nghỉ phép năm cho người lao động

Theo Điều 113 của Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động khi nghỉ phép năm sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều này, người lao động nghỉ hằng năm còn được tạm ứng tiền lương, nếu chưa đến kỳ trả lương. Trong trường hợp này, số tiền ít nhất mà NLĐ có thể tạm ứng là bằng số tiền lương của những ngày nghỉ phép.

Bên cạnh đó,  nếu thuộc khoản 6 Điều 113 Bộ luật Lao động thì NLĐ cũng có thể được NSDLĐ hỗ trợ thêm tiền tàu xe và tiền lương khi nghỉ phép. Chi tiết như sau:

“Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện như đường thủy, đường sắt, đường bộ mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi thì ngoài ngày nghỉ hằng năm, NLĐ sẽ được tính thêm thời gian đi đường và chỉ được tính cho duy nhất 01 lần nghỉ trong năm.”

Căn cứ khoản 1 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trong trường hợp này, tiền lương, tiền tàu xe những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm sẽ do NLĐ và NSDLĐ thoả thuận.

Như vậy, người lao động cần lưu ý những quy định được liệt kê ở trên để có thể đòi hỏi quyền lợi chính đáng trong thời gian nghỉ hằng năm của mình.

Trên đây là hướng dẫn của Luật Hùng Sơn về cách tính ngày phép năm. Nếu còn bất kỳ vấn đề vướng mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6518 để được hỗ trợ.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn