Chào Luật sư, tôi có một vấn đề vướng mắc cần được Luật sư tư vấn cho tôi như sau: Gần đây tôi có nghe nhiều thông tin qua các phương tiện thông tin như báo đài, mạng internet thì biết được có nhiều đối tượng có hành vi sản xuất và buôn bán thuốc tây giả rất nhiều. Thậm chí quy mô sản xuất và buôn bán thuốc tây giả này rất lớn và có thể xuyên quốc gia. Vậy Luật sư cho tôi hỏi đối với hành vi sản xuất, buôn bán thuốc tây giả như vậy sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
I. Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hùng Sơn, về vấn đề mà bạn đặt câu hỏi, chúng tôi xin được phép giải đáp chi tiết như sau thông qua các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Cơ sở pháp lý quy định về hành vi sản xuất, buôn bán thuốc tây giả.
– Luật Dược năm 2016 (Điều 6).
– Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (Điều 11).
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Điều 197).
2. Quy định của Luật Dược về hành vi sản xuất, buôn bán thuốc tây giả.
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 6 Luật Dược năm 2016 thì các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm theo quy định:
“5. Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;
b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;
c) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc danh Mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;
d) Thuốc thử lâm sàng;
đ) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu để đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ…”
Như vậy, hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 của Luật Dược năm 2016. Và căn cứ tùy theo những mức độ và tính chất của hành vi này gây ra, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm >>> Sẽ xử phạt như thế nào đối với hành vi mua bán và sử dụng tiền giả
3. Trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán thuốc tây giả.
– Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP thì hành vi buôn bán thuốc tây giả có thể bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng căn cứ tùy theo số lượng thuốc giả ấy tương đương với số lượng thuốc thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 triệu đồng. Và phạt tiền với mức gấp 2 lần trở lên nếu có hành vi nhập khẩu thuốc tây giả.
Người thực hiện những hành vi này còn có thể bị tịch thu tang vật hoặc tước quyền sử dụng, giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề trong thời gian từ 6 đến 12 tháng trong trường hợp đã vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi buôn bán thuốc tây giả là buộc phải tiêu hủy tang vật hoặc bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam và các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo luật định.
– Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người có hành vi sản xuất, buôn bán thuốc tây giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh hoặc thuốc phòng bệnh có thể bị phạt tù có thời hạn ít nhất là 2 năm và cao nhất có thể lên đến tử hình, và người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định trong thời gian từ 1 đến 5 năm, hoặc có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội này.
Và pháp nhân thương mại nếu phạm tội này căn cứ tùy theo tính chất và mức độ có thể bị phạt tiền từ 1 đến 20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại này có thời hạn trong khoảng từ 1 đến 3 năm. Và nếu trường hợp pháp nhân thương mại gây thiệt hại quá lớn, ảnh hưởng đến quá nhiều người và xã hội thì có thể bị đình chỉ hoạt động của pháp nhân thương mại này vĩnh viễn nếu thật sự trên thực tế không còn có biện pháp để khắc phục hậu quả đem lại và các hình phạt bổ sung khác theo quy định của pháp luật như phạt tiền hoặc cấm kinh doanh hoặc hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, hoặc cũng có thể bị cấm huy động vốn trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm.
Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về hành vi sản xuất, buôn bán thuốc tây giả cũng như các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự có thể bị truy cứu căn cứ tùy theo các tính chất và mức độ mà hành vi vi phạm ấy gây ra. Nếu như bạn vẫn còn có thắc mắc về vấn đề này hoặc các vấn đề liên quan khác, xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ : Tầng 9 tòa Handico, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline : 0964.509.555 – 0969 329 922
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023