Sẽ xử phạt như thế nào đối với hành vi mua bán và sử dụng tiền giả?

Thực tế hiện nay, có rất nhiều hành vi mua bán và sử dụng tiền giả ngoài xã hội. Việc tiền giả lưu thông bên ngoài xã hội sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của Việt Nam. Vì vậy, việc mua bán và sử dụng tiền giả có phải chịu trách nhiệm nào theo quy định của pháp luật Việt Nam không? Nếu có, thì cụ thể mức hình phạt đối với hành vi mua bán và sử dụng tiền giả như trên sẽ như thế nào?

Quảng cáo

1. Thế nào là tiền giả?

Căn cứ theo Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam thì tiền giả có thể được hiểu là tiền được làm ra giống hệt như tiền Việt Nam nhưng lại không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.

 

mua bán sử dụng tiền giả

 

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán và sử dụng tiền giả.

Hiện nay, pháp luật hình sự Việt Nam quy định rất cụ thể và rõ ràng về tội làm ra, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả. Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ quy định cụ thể mức hình phạt sau đây:

  1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
  2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả ấy có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả ấy có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
  4. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội.

– Thứ nhất, chưa cần quan tâm đến số lượng tiền giả mà người phạm tội mua bán và sử dụng là bao nhiêu thì đối với hành vi chuẩn bị phạm tội tức là đã có sự chuẩn bị máy móc, trang thiết bị in tiền, thuê hãng xưởng hoặc bãi kho để chứa máy in tiền và tiến hành thuê người sản xuất ra tiền giả,… đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng là ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 đến 03 năm. Nếu hành vi phạm tội đã diễn ra, tức là việc sử dụng, làm, mua bán tiền giả đã thực sự xảy ra trên thực tế thì sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt phụ thuộc vào giá trị của số lượng tiền giả đang làm, sử dụng hay mua bán trái pháp luật, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt tù từ 05 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân, ngoài ra còn có các biện pháp tư pháp khác kèm theo như luật định.

Quảng cáo

– Thứ hai, do hành vi mua bán và sử dụng tiền giả với mục đích nhằm mua bán hàng hóa lưu thông bên ngoài còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau, căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  2. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  3. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  4. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

Ngoài ra, nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng có thể bị phạt tù từ 02 năm đến dưới 07 năm (Căn cứ theo Khoản 2 Điều 174 Bộ luật này), chiếm đoạt tài sản trị giá 200 đến dưới 500 triệu đồng có thể bị phạt tù từ 07 năm đến dưới 15 năm (căn cứ theo Khoản 3 Điều 174 Bộ luật này), chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (căn cứ theo Khoản 4 Điều 174 Bộ luật này).

Kết luận: Đối với hành vi mua bán và sử dụng tiền giả có thể bị xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hai tội danh tùy vào trường hợp cụ thể như trên. Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề mua bán và sử dụng tiền giả, nếu có những thắc mắc hoặc ý kiến cần góp ý, vui lòng liên hệ để được biết thêm chi tiết hoặc xem thêm các bài viết liên quan trong mục Tư vấn dân sự

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn