Gây tai nạn giao thông có bị đi tù không? Tỷ lệ thương tích bao nhiêu là phải chịu trách nhiệm hình sự? Người nhà của bị hại rút đơn khởi kiện rồi thì người gây tai nạn giao thông có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy tham khảo bài viết sau của chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
1. Gây tai nạn giao thông có bị đi tù không?
Thưa luật sư, tôi có một số vướng mắc xin luật sư giúp đỡ. Cụ thể, gần đây tôi lái xe có gây tai nạn cho một người đi đường, khiến người đó bị thương khá nghiêm trọng, theo giám định thương tật là 65%. Gia đình của người bị thương đã nộp đơn khởi kiện tôi lên tòa án. Tôi rất sợ, sau đó đã đến năn nỉ và bồi thường cho gia đình họ, vì vậy, gia đình người đó đã rút đơn khởi kiện. Vậy luật sư cho tôi hỏi, rút đơn như vậy rồi thì tôi có bị khởi tố nữa hay không?
Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định khoản 1 của Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 thì trong trường hợp của bạn, vì bạn đã lái xe dẫn đến gây tai nạn cho người khác theo giám định tỉ lệ thương tật là 65%, có nghĩa là bạn đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ dẫn đến gây thiệt hại cho người khác, nếu thuộc trong các trường hợp dưới:
– Làm chết người;
– Gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản cho người khác từ 100 triệu đồng – 500 triệu đồng
=>Thì theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng – 100 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 03 năm hoặc có thể mức phạt tù lên đến từ 01 – 05 năm:
2. Gây tai nạn giao thông người nhà rút đơn khởi kiện thì có bị khởi tố nữa không?
Theo như bạn trình bày, gia đình của người bị hại đã nộp đơn kiện lên tòa án. Nhưng vì bạn đã bồi thường và được gia đình người đó rút đơn khởi kiện.
Căn cứ theo quy định Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về khởi kiện vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại gồm có các trường hợp dưới đây:
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự nếu có yêu cầu khởi kiện của bị hại, của người đại diện bị hại nếu bị hại là người có các nhược điểm về tâm thần hoặc nhược điểm về thể chất hoặc bị là người người dưới 18 tuổi, hoặc bị hại đã chết đối với các tội phạm được quy định theo khoản 1 của các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy, nếu bạn phạm tội thuộc một trong các tội danh nói trên thì mới thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.
Có nghĩa là đối với trường hợp bạn trình bày, bạn gây tai nạn giao thông đã vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ thuộc Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 thì bạn sẽ không thuộc các trường hợp nêu trên. Tức là người mà bạn đã tông mặc dù đã rút đơn khởi kiện nhưng bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuỳ vào mức độ gây ra tai nạn của bạn mà khung hình phạt bạn nhận sẽ tương ứng. Bên cạnh việc chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi nêu trên, thì bạn còn phải bồi thường cho người bi hại một số tiền nhất định theo quy định của Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 gồm có:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa như tiền viện phí,…
– Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc bị mất như tiền lương,…
– Phần thu nhập thực tế của người chăm sóc cho người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc bị mất trong thời gian điều trị
– Và các chi phí hợp lý khác theo quy định của pháp luật
Hy vọng bài tư vấn của công ty luật Hùng Sơn có thể giúp ích được cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì bạn đọc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900.6518 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.