Bảo hiểm thương mại được thực hiện từ các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm. Bảo hiểm thương mại là gì? Quy định của pháp luật về bảo hiểm thương mại hiện nay như thế nào? Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp nội dung trên qua bài viết dưới đây:
Bảo hiểm thương mại là gì?
Bảo hiểm thương mại (tiếng Anh là “Commercial Insurance”) là loại bảo hiểm hoạt động dựa theo nguyên tắc số đông bù cho số ít. Qua đó người bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường hoặc phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi có phát sinh sự kiện được bảo hiểm xảy ra. Với điều kiện bên được bảo hiểm sẽ cam kết trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Bản chất kinh tế của bảo hiểm thương mại là trong quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia loại bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính khi có phát sinh tai nạn, sự kiện bảo hiểm, rủi ro bất ngờ xảy ra hoặc gây tổn thất đối với người được bảo hiểm.
Đặc trưng của bảo hiểm thương mại
- Bảo hiểm thương mại được coi là một cam kết giữa hai bên trên cơ sở hợp đồng (gọi là hợp đồng bảo hiểm) giữa hai bên: bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm.
- Bên bảo hiểm (hay còn được gọi là người bảo hiểm) có thể là một doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm là người bảo đảm sẽ phải trả tiền hay bồi thường nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
- Bên được bảo hiểm sẽ là bên nhận được sự bảo đảm từ người bảo hiểm và đổi lại sẽ phải đóng phí bảo hiểm.
- Cam kết bảo hiểm sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc số đông bù cho số ít. Nghĩa là việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm của người bảo hiểm sẽ phải dựa vào một quỹ tài chính và nó được hình thành từ các khoản phí bảo hiểm đã được nộp (quỹ bảo hiểm) bởi rất nhiều người khi họ tham gia bảo hiểm.
Vai trò của bảo hiểm thương mại
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của bảo hiểm thương mại hiện nay ngày càng cho thấy rõ vai trò kinh tế – xã hội vô cùng to lớn mà chính loại hình này mang lại cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và toàn xã hội;
Góp phần đảm bảo tài chính cho người khi tham gia bảo hiểm, từ đó ổn định đời sống và các hoạt động sản xuất kinh doanh;
Việc giải quyết bồi thường đúng lúc và đúng mức cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm đã giúp cho họ khắc phục được những hậu quả xảy ra một cách nhanh chóng và hiệu quả;
Bồi thường bảo hiểm hoặc trả tiền bảo hiểm sẽ giúp cho bên được bảo hiểm có thể bảo toàn tài sản và tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh; giúp cho người được bảo hiểm tiết kiệm được một nguồn tài chính tương đối đáng kể;…
Vai trò này thể hiện rõ qua việc các doanh nghiệp Bảo hiểm sẽ thực hiện đề phòng hạn chế những tổn thất;
Góp phần ổn định phần nào vào chi tiêu của ngân sách của Nhà nước qua cơ chế tăng tích lũy và tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nước.
- Tăng tích lũy: Hàng năm, các công ty kinh doanh bảo hiểm sẽ đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách Nhà nước.
- Tiết kiệm chi: Khi có rủi ro bất thường xảy ra và gây thiệt hại lớn, trên diện rộng cho con người và tài sản thì đã có quỹ bảo hiểm thực hiện việc giải quyết bồi thường. Điều này sẽ giúp cho ngân sách Nhà nước đỡ bị động với những khoản chi lớn bất thường phát sinh để khắc phục những thiệt hại nhưng lại gây ảnh hưởng đến kế hoạch chi hàng năm trong phạm vi ngân sách.
Góp phần vào sự phát triển thị trường tài chính, phát triển sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực khác của nền kinh tế;
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã huy động vốn được một lượng tiền rất lớn vẫn nằm rải rác và phân tán trong dân cư để thúc đẩy phát triển nền kinh tế;
Số tiền này trong thời gian tạm thời “nhàn rỗi” sẽ được đem đi đầu tư, phát triển cho hoạt động kinh tế. Như vậy, quỹ bảo hiểm đã cung cấp một nguồn vốn tương đối đáng kể cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế;
Góp phần làm giảm bớt tình trạng thất nghiệp của khối lượng lớn người lao động;
Đặc trưng kinh doanh của ngành bảo hiểm thương mại sẽ gắn với việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua các kênh trung gian như qua các đại lý, môi giới hoặc cộng tác viên;
Với việc tuyển dụng các đại lý hoặc các cộng viên bảo hiểm, đặc biệt là các đại lý cá nhân, để đưa các sản phẩm bảo hiểm đến tay khách hàng, người tiêu dùng bảo hiểm đã tạo thêm nhiều việc làm cho những người lao động trong nền kinh tế thị trường.
Các loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay
Căn cứ vào đối tượng tham gia bảo hiểm thì toàn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm sẽ được chia thành ba nhóm như sau:
- Bảo hiểm tài sản: Đây là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng khi tham gia bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát hay hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức trách nhiệm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hai bên.
- Bảo hiểm con người: Đối tượng của các loại hình này chính là sức khỏe, tính mạng, thân thể của con người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm sẽ thực hiện nộp phí bảo hiểm với mong muốn nếu như họ xảy ra rủi ro làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ được nhận được khoản tiền bồi thường do người bảo hiểm chi trả. Bảo hiểm con người gồm các loại: bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm tai nạn – bệnh tật hay bảo hiểm sức khỏe, ….
- Bảo hiểm trách nhiệm: Đối tượng bảo hiểm ở đây là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm sẽ phải thực hiện bồi thường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính mình xảy ra. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc có thể là bảo hiểm trách nhiệm công cộng.
Quy định của pháp luật về bảo hiểm thương mại
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định về bảo hiểm thương mại trong các văn bản sau đây:
Tên văn bản | Ngày ban hành
(Ngày hiệu lực) |
Trích yếu nội dung văn bản |
Luật Kinh doanh bảo hiểm 24/2000/QH10 | 09/12/2000
(01/4/2001) |
Luật quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm |
Luật sửa đổi bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm
61/2010/QH12 |
24/11/2010
(01/7/2011) |
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm |
Nghị định 45/2007/NĐ-CP | 27/03/2007
(hết hiệu lực kể từ 01/7/2016) |
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm |
Nghị định 46/2007/NĐ-CP | 27/03/2007
(hết hiệu lực kể từ 01/7/2016) |
Quy định chế độ tài chính với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm |
Nghị định 103/2008/NĐ-CP | 16/9/2008 | Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới |
Nghị định 123/2011/NĐ-CP | 28/12/2011
(hết hiệu lực kể từ 01/7/2016) |
Quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi bổ sung nghị định 45/2007/NĐ-CP |
Thông tư số 09/2011/TT-BTC | 21/1/2011 | Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm |
Thông tư 124/2012/TT-BTC | 30/07/2012
(01/10/2012) |
Hướng dẫn thi hành nghị định 45/2007/NĐ-CP và Luật Sửa đổi bổ sung luật Kinh doanh bảo hiểm |
Thông tư 125/2012/TT-BTC | 30/07/2012
(01/10/2012) |
Quy định về các khoản mục chi phí trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ |
Thông tư 232/2012/TT-BTC | 28/12/2012
(1/1/2014) |
Hướng dẫn kế toán áp dụng với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài |
Nghị định 98/2013/NĐ-CP | 28/08/2013
(15/10/2013) |
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số |
Nghị định 68/2014/NĐ-CP | 09/07/2014
(hết hiệu lực kể từ 01/7/2016) |
Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 45/2007/NĐ-CP |
Nghị định 214/2013/NĐ-CP | 20/12/2013
(10/2/2014) |
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới |
Thông tư 194/2014/TT-BTC
|
17/12/2014
(01/02/2015) |
Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 124/2012/TT-BTC và Thông tư 125/2012/TT-BTC |
Nghị định 12/2015/NĐ-CP | 12/02/2015
(01/01/2015) |
Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật và thuế sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế |
Nghị định 119/2015/NĐ-CP | 13/11/2015
(10/2/2016) |
Quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng |
Quyết định 15/QĐ-QLBH
|
10/03/2015 | Ban hành quy chế tổ chức thi, cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm |
Nghị Định 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ | 01/07/2016
(01/7/2016) |
Quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm |
Thông tư số 22/2016/TT-BTC | 16/2/2016
(01/04/2016) |
Quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới |
Thông tư số 329/2016/TT-BTC | 26/12/2016
(01/03/2017) |
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng |
Thông tư số 50/2017/TT-BTC | 15/5/2017
(01/07/2017) |
Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh
doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm |
Nghị định số 23/2018/NĐ-CP | 23/02/2018
(14/04/2018) |
Quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc |
Nghị định số 48/2018/NĐ-CP | 21/03/2018
(10/05/2018) |
Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 98/2013/NĐ-CP ngày 28/08/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số. |
Nghị định số 58/2018/NĐ-CP | 18/04/2018
(05/06/2018)
|
Về bảo hiểm Nông nghiệp |
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hùng Sơn về Bảo hiểm thương mại là gì? Quy định của pháp luật về bảo hiểm thương mại. Nếu các bạn còn bất cứ vấn đề nào chưa được làm rõ hay còn những thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6518.