Quảng cáo trên xe ô tô là hình thức quảng cáo ngoài trời, khi thực hiện quảng cáo phải tuân thủ theo các quy định Luật quảng cáo. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp thường thắc mắc không biết có phải xin giấy phép quảng cáo trên xe ô tô hay không? Thủ tục đăng ký quảng cáo trên xe ô tô như thế nào?
1. Có cần xin giấy phép quảng cáo trên xe ô tô?
Quảng cáo trên xe không còn lạ lẫm với nhiều người, nó xuất hiện và phổ biến tại Việt Nam vào cuối năm 2016 nhưng đến nay nó đã trở thành lựa chọn quảng cáo ngoài trời hàng đầu bởi sự tính phổ biến, linh hoạt. Quảng cáo trên xe ô tô tức là việc dán, treo các ấn phẩm truyền thông bên ngoài và bên trong xe ô tô như xe cá nhân, taxi, xe chạy dịch vụ đưa đón khách, xe tải, xe khách, ….
Tuy nhiên, theo Luật quảng cáo sửa đổi bổ sung từ 1/1/2013, quảng cáo trên phương tiện giao thông KHÔNG CẦN xin giấy phép quảng cáo trên xe ô tô (nhưng vẫn cần thông báo sản phẩm quảng cáo theo quy định tại Điều 29 Luật Quảng Cáo 2013). Tuy không phải xin giấy phép quảng cáo nhưng những quảng cáo trên xe ô tô vẫn phải tuân thủ đầy đủ quy định Điều 32 Luật Quảng cáo và trách nhiệm trước pháp luật về việc dán quảng cáo trên xe.
Một số quy định Luật Quảng cáo trên xe ô tô:
- Sản phẩm quảng cáo không được thể hiện ở mặt trước, sau và trên nóc của xe ô tô. Decal, poster quảng cáo không được vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo là 50%;
- Việc quảng cáo trên ô tô phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông;
- Việc thể hiện biểu tượng, biểu trưng, logo của hãng xe hoặc chủ phương tiện giao thông cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông;
- Không được quảng cáo hình ảnh, nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Thủ tục duyệt mẫu quảng cáo trên xe ô tô
Hồ sơ duyệt mẫu quảng cáo trên xe ô tô:
Tuy không cần xin giấy phép quảng cáo trên xe ô tô giúp tiết kiệm rất nhiều thủ tục và thời gian cho doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo lên Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch để cơ quan này thực hiện việc quản lý.
Nếu Sở VHTTDL không có ý kiến phản hồi trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo từ doanh nghiệp thì doanh nghiệp đương nhiên được thực hiện quảng cáo như đã thông báo. Nếu Sở VHTTDL không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do (Điều 30 – Luật Quảng Cáo).
Theo điều 29 Luật Quảng cáo, hồ sơ duyệt mẫu quảng cáo bao gồm:
-
Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng.
-
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.
-
Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo.
-
Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội.
-
Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức.
-
Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.
-
Bản phối cảnh vị trí quảng cáo trên xe oto.
Thời hạn thông báo và xem xét hồ sơ của Cơ quan có thẩm quyền:
Trước khi triển khai chiến dịch quảng cáo trên xe ô tô 15 ngày, cá nhân tổ chức doanh nghiệp có trách nhiệm gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên xe ô tô lên Sở.
Kể từ ngày nhận được hồ sơ duyệt mẫu quảng cáo, trong thời hạn 5 ngày cơ quan chức năng không có phản hồi gì thì doanh nghiệp sẽ được phép thực hiện quảng cáo. Còn nếu cơ quan chức năng có thẩm quyền không đồng ý, sẽ có trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối quảng cáo
Xem thêm >>> Hướng dẫn xin giấy phép quảng cáo online
Những sản phẩm/ dịch vụ cấm quảng cáo trên xe ô tô
- Thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của sản phẩm;
- Sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục.
- Thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn nhưng được cơ quan chức năng khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của bác sĩ.
- Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; bình vú và vú ngậm nhân tạo;
- Các sản phẩm hàng hóa có tính chất kích động bạo lực như súng và đạn săn; vũ khí thể thao,…
- Các sản phẩm, dịch vụ cấm quảng cáo khác khi có phát sinh trên thực tế do Chính phủ quy định.
Những sản phẩm/ dịch vụ phải xin giấy phép quảng cáo trên xe oto:
Theo quy định của pháp luật thì có một số sản phẩm/dịch vụ bắt buộc phải xin giấy phép trước khi thực hiện quảng cáo trên bất kỳ phương tiện nào, bao gồm cả ôtô, cụ thể:
- Sản phẩm thực phẩm: đồ ăn, thức uống;
- Sản phẩm mỹ phẩm, làm đẹp;
- Sản phẩm dược phẩm;
- Dịch vụ y tế, thẩm mỹ,…
Các sản phẩm dịch vụ nêu trên cần phải xin giấy phép thực hiện quảng cáo tại các cơ quan về y tế như Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm, Bộ Y Tế, … trước khi triển khai.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến những quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm khi quảng cáo trên xe ô tô như:
Điều 61 Nghị định 28/2017/NĐ-CP từ ngày 5/5/2017, các quảng cáo trên xe ô tô không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ đối với các hành vi vi phạm
- Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được cho phép dán quảng cáo
- Quảng cáo tại mặt sau, mặt trước, trên nóc xe ô tô.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giải đáp được thắc mắc Có phải xin giấy phép quảng cáo trên xe ô tô? Và thủ tục quảng cáo trên ô tô là gì? Mọi thắc mắc cần tư vấn quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Hùng Sơn 1900 6518 để được giải đáp nhanh nhất.