Nợ xấu là gì? Những điều cần biết về nợ xấu

Nợ xấu là gì? Chắc hẳn nợ xấu đã không còn là khái niệm quá xa lạ với mọi người. Đặc biệt là những cá nhân, tổ chức đã từng vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nợ xấu là gì? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây!

Quảng cáo

Nợ xấu là gì? Nợ xấu tiếng anh là gì? Nợ xấu có những cấp độ nào

Nợ xấu là những khoản nợ khó đòi khi người vay không thể nào trả nợ khi tới kỳ hạn phải thanh toán như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khoảng thời gian thanh toán nhiều hơn 90 ngày bị coi là nợ xấu.

Những ai dính nợ xấu sẽ có mặt trong danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống CIC (trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam).

Nợ xấu trong tiếng Anh là “bad debt” hoặc “nonperforming loan”, “sour loan”, “soured credit”. Cụm từ này được sử dụng để mô tả các khoản nợ quá hạn trả lãi hay trả gốc quá thời điểm quy định (thông thường là 90 ngày).

Tình trạng nợ xấu có nhiều cấp độ khác nhau tuỳ thuộc vào số lần người vay trễ hẹn thanh toán và thời gian trễ hẹn. Căn cứ vào các yếu tố này, nợ xấu sẽ được lưu trữ ở CIC theo từng nhóm như sau:

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Đây là nhóm nợ được ngân hàng, các tổ chức cho vay xác định có thể thu hồi cả vốn lẫn lãi theo đúng kỳ hạn. Khoảng thời gian quá hạn của khách hàng không được vượt quá 10 ngày.

  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Những người ở nhóm nợ này có thời gian trễ hạn thanh toán tiền hàng tháng từ 10 – 30 ngày sẽ được các tổ chức tài chính và ngân hàng điều chỉnh lại thời gian để thanh toán lần 1. 

  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Đó là những người có thời gian thanh toán trễ hạn thanh toán trên hợp đồng từ 1 – 3 tháng. Đối với các trường hợp người vay được miễn lãi suất do không đủ khả năng chi trả lãi cùng những khoản nợ mặc dù đã được cơ cấu thời gian trả nợ lần đầu. 

  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

Họ là những người có khoản nợ xấu quá 3-6 tháng so với thời hạn hợp đồng từ 3-6 tháng và được đơn vị cho vay lần thứ 2 cơ cấu lại thời hạn trả nợ. 

  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Là những đối tượng có thời hạn trễ hẹn thanh toán trên 6 tháng nhưng vẫn tiếp tục trễ hạn 90 ngày cho dù đã cơ cấu lại thời gian thanh toán lần 2. Nhóm này bao gồm cả những người vay có khoản nợ lần thứ 3 cơ cấu lại. 

nợ xấu là gì

Nợ xấu xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 10 của Thông tư  02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, những tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm như sau:

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn gồm 3 loại khác nhau (phổ biến nhất là nợ trong hạn và quá hạn <10 ngày có khả năng thu hồi đầu đủ gốc lẫn lãi đúng hạn);
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý gồm 3 loại điển hình nhất là nợ quá hạn từ 10-90 ngày cũng như nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn gồm 5 loại phổ biến là nợ quá hạn từ 91-180 ngày cùng với nợ đã được gia hạn lần đầu;
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ gồm 6 loại điển hình nhất là nợ quá hạn 181-360 ngày và những khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2;
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn gồm 8 loại trong đó điển hình nhất là nợ quá hạn >360 ngày và các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 trở lên. 

Lưu ý: Nợ xấu thuộc nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán lớn hơn 90 ngày.

Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào?

Những đối tượng nằm trong nhóm nợ 3, 4, 5 không dễ dàng gì trong việc vay vốn ở các ngân hàng hoặc một công ty tín dụng nào khác. 

Quảng cáo

Toàn bộ thông tin về đối tượng vay nợ xấu gồm những khoản vay trong quá khứ, vay hiện tại, vay nợ quá hạn, họ và tên người vay, địa điểm vay vốn,… Tất cả sẽ được lưu ở trung tâm tín dụng CIC trong vòng 3-5 năm sau khi đối tượng vay đã thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi. 

Do đó, những người vay nợ cần lưu ý các thông tin bên trên để hạn chế rơi vào nhóm nợ xấu và vụt mất cơ hội vay sau này.

Hướng dẫn tra cứu và xóa nợ xấu

Cách tra cứu nợ xấu

Để tiến hành tra cứu nợ xấu, các bạn cần thực hiện theo một số bước cơ bản

dưới đây:

  • Bước 1: Tiến hành đăng ký tài khoản cá nhân tại CIC.
  • Trước tiên, hãy truy cập vào trang web CIC để đăng ký tài khoản. 
  • Nhập đầy đủ thông tin cá nhân của bạn vào.

Lưu ý: Các bạn cần đính kèm mặt trước và mặt sau chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và ảnh chân dung. 

  • Bước 2: Xác thực bằng mã OTP
  • Sau khi đăng ký xong, các bạn sẽ nhận được một mã OTP gửi về số điện thoại.
  • Điền mã OTP vào mục cần nhập.

Lưu ý: Sau các thao tác trên, một thông tin đăng ký cơ bản sẽ gửi về gmail của bạn.

  • Bước 3: Đăng nhập tài khoản 

Truy cập vào website CIC và dùng tài khoản, mật khẩu đã đăng ký để tiến hành đăng nhập. 

  • Bước 4: Tiến hành tra cứu thông tin CIC
  • Sau khi đăng ký xong thông tin ở 3 bước trên, các bạn hãy truy cập vào tài liệu hướng dẫn tạo báo cáo CIC để khai thác báo cáo tín dụng.

Hướng dẫn xoá nợ xấu dễ dàng 

Khi gặp pải nợ xấu, khách hàng sẽ rất khó khăn trong việc vay vốn. Do đó, việc tìm hiểu cách để xoá nợ xấu nhận được sự quan tâm của không ít khách hàng.

Trong trường hợp xoá nợ xấu ngân hàng, tuỳ vào khoản vay và khả năng của khách hàng sẽ có các yếu tố liên quan khác nhau. Cụ thể:

  • Với các khoản vay dưới 10 triệu đồng: Căn cứ vào điều 11 của Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn <10 triệu đồng đã tất toán. Vì vậy, trong trường hợp có khoản vay <10 triệu đồng đã tất toán, người vay không cần lo về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình. 
  • Với những khoản vay >10 triệu đồng: Toàn bộ thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu trong lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ tiêu chuẩn để vay ngân hàng. 
  • Với các khoản vay nằm trong nợ xấu nhóm 3 trở lên không nằm trong diện cho vay của ngân hàng.

Theo quy định, sau khoảng thời gian 5 năm sẽ được xoá nợ xấu. Các đối tượng chỉ cần đ qua 5 năm thì khoản vay mới có thể được xét duyệt.

Những điều cần biết về nợ xấu

Dưới đây là những lời khuyên cần biết để hạn chế rơi vào nhóm nợ quá hạn: 

  • Tự đánh giá khả năng của bản thân, phương án trả nợ thiết thực để hạn chế rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
  • Lên kế hoạch sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhằm đem về lợi nhuận
  • Nâng cao ý thức trong việc sử dụng vốn vay cũng như thời gian trả nợ do chỉ cần đóng trễ 1 ngày thì khoản nợ của người vay đã bị xếp vào nợ quá hạn.
  • Lưu ý tới ngày thanh toán trên hợp đồng. Nếu như bạn bị mất nguồn thu nhập và không thể trả nợ như cam kết, hãy liên hệ ngay tới đội ngũ nhân viên ngân hàng để cùng thảo luận tìm ra phương án trả nợ hiệu quả nhất.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết nợ xấu là gì và những thông tin liên quan. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé! 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn