Trong xã hội hiện tại, chúng ta thường hay bắt gặp các trường hợp khi vay tiền cố tình không trả, lợi dụng niềm tin, uy tín để chiếm đoạt tài sản của người khác. Vậy hành động này có vi phạm pháp luật hay không?
Thông thường đa số trường hợp vay mà không chịu trả, cố tình “quên không trả” thường có dấu hiệu cấu thành tội phạm, cụ thể là tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản của bên cho vay. Việc công dân tố cáo tội phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền là rất cần thiết và được quy định rõ trong điều Luật Dân sự và Luật Hình sự. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu.
Theo Luật dân sự 2015, việc vay tiền không quy định cụ thể là phải bắt buộc lập thành văn bản hoặc hợp đồng. Nhưng trên thực tế các bên thông thường thực hiện giao dịch thông qua hợp đồng hoặc văn bản với mục đích hạn chế tranh chấp và là căn cứ chứng minh nếu tranh chấp xảy ra.
1. Để làm rõ chi tiết, chúng ta dựa vào Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP
2. Quy định của pháp luật về Hợp đồng vay tài sản
Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
3. Nghĩa vụ trả nợ của người vay
Nghĩa vụ trả nợ của người vay được quy định chi tiết tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 – Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015
Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả nếu không có thỏa thuận khác.
Vì vậy, chúng ta lần nữa khẳng định cần rằng hành vi vay tiền nhưng không trả là hành vi vi phạm pháp luật và việc trả tiền khi đến hạn là nghĩa vụ của người vay tiền. Để tránh những mẫu thuẫn không đáng có, hoặc tranh chấp, kiện tụng thì người được cho vay nên chủ động trả tiền như đã hẹn đúng thời gian.
4. Vay tiền cố tình không trả được pháp luật xử lý như thế nào ?
Với trường hợp vay tiền không trả, người cho vay có quyền khởi kiện dân sự căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nêu rõ: khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày mà quyền lợi bị xâm phạm, khi bên vay không chịu trả tiền lúc hạn vay đã hết thì có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của mình, căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Tuy nhiên trong trường hợp khi đã khởi kiện tòa án dân sự không thể giải quyết được vấn đề, bên vay tiền cố tình không trả nợ. Đồng thời tùy vào mức độ, tính chất, giá trị của khoản vay và có căn cứ bên vay có hành vi vi phạm pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản căn cứ theo Điều 144, Bộ luật TTHS 2015 về tố giác tội phạm thì bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hình sự. Người cho vay có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an hoặc viện kiểm sát để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 cụ thể như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Tuy nhiên chúng ta thấy rằng, có rất nhiều trường hợp vì quá tin tưởng và “cả nể” nhau nên lúc cho vay mượn tiền không có hợp đồng hay giấy tờ, biên nhận chứng minh. Vậy thì có cách nào để đòi lại tiền hay không?
Như chúng ta đã biết: Hợp đồng vay, biên nhận tiền là một trong những chứng cứ quan trọng để chứng minh có hay không việc vay mượn tiền. Nhưng ngoài những văn bản nói trên, có một số tài liệu cũng có thể được xem là chứng cứ để chứng minh giữa các bên có tồn tại giao dịch cho vay tiền như: tin nhắn giao dịch về việc vay tiền, nhận tiền; email trao đổi về việc vay tiền, nhận tiền hoặc các xác nhận từ ngân hàng nếu cho vay thông qua hình thức chuyển khoản… có thể xem là nguồn của chứng cứ theo quy định tại Điều 94 BLTTDS 2015 thì có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc xử lý khi cho vay tiền cố tình không trả. Đây là vấn đề nóng mà rất nhiều bạn đọc liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật dân sự 1900 6518 của Luật Hùng Sơn chúng tôi. Nếu cần hỗ trợ thêm về mặt pháp lý cũng như các thủ tục xin nhấc máy gọi chúng tôi để được giúp đỡ.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023