Tư vấn thừa kế theo di chúc – Văn phòng luật sư Hùng Sơn

Hiện nay, tình trạng tranh giành đất cát, nhà cửa,… giữa anh em trong gia đình ngày càng gia tăng. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến mỗi quan hệ tình cảm máu mủ, nhiều trường hợp dắt nhau ra tòa để giải quyết, nhiều trường hợp chém giết lẫn nhau, mới nhất là vụ anh trai giết cả gia đình em trai, kể cả đứa bé mới có mấy tháng tuổi cũng không tránh khỏi. Vì vậy, để giảm bớt tình trạng này, trước khi mất, cha mẹ nên lập di chúc để phân chia tài sản của mình cho các con một cách cụ thể. Tuy nhiên, để thực hiện việc này một cách chính xác, mời các bạn tham khảo qua bài viết tư vấn thừa kế theo di chúc dưới đây của chúng tôi?

Quảng cáo

1. Di chúc là gì?

Theo Điều 624 của Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc được hiểu là giấy tờ do người đã qua đời để lại, nó thể hiện lên ý chí và nguyện vọng của người đó về cách phân chia tài sản của mình có được trước khi chết, di chúc này được người đó biên soạn ra trước khi mất nhằm chuyển tài sản của chính mình cho con cái, cha mẹ,… hoặc bất kì một người nào đó sau khi chết.  Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.

2.  Thừa kế theo di chúc là gì? Ai được hưởng thừa kế  theo di chúc?

Thừa kế theo  di chúc là việc dịch chuyển di sản của người đã mất theo ý chí của họ cho những người có tên trong di chúc theo đúng cách phân chia của người lập di chúc. Vì vậy, người có tên được nhắc đến trong di chúc thì là người được hưởng thừa kế trong di chúc

thùa kế theo di chúc

3. Thế nào là di chúc hợp pháp?   

Tuy nhiên, nhiều  người vì muốn chiếm đoạt tài sản đã làm giả di chúc hoặc ép buộc người có tài sản làm di chúc theo ý mình dẫn đến di chúc không thể hiện lên ý chí của người lập di chúc. Vì vậy, pháp luật hiện nay có quy định để có thể phân chia tài sản của người mất theo di chúc thì di chúc đó phải hợp pháp, tức là di chúc phải đáp ứng được và đầy đủ các điều kiện về hình thức của bản di chúc, điều kiện về nội dung và đặc biệt là điều kiện về chủ thể lập di chúc

a) Điều kiện về chủ thể lập di chúc

Chủ thể lập di chúc phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi lập di chúc là từ 15 tuổi trở lên, vì khi đó họ đã đủ khả năng làm chủ và nhận thức được hành vi của chính mình, có tài sản riêng để định đoạt,…

Đối với di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì di chúc phải được bố, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và được lập theo hình thức là văn bản.

Đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên thì được toàn quyền lập di chúc.

Người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được người làm chứng lập di chúc thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Quảng cáo

Trong khi lập di chúc, người lập di chúc phải còn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép.

  • Lừa dối ở đây được hiểu là việc che giấu, tạo bằng chứng giả khiến người lập di chúc nhầm tưởng người thừa kế đã chết, không nhận di sản,…Người lập di chúc không chia cho người thừa kế đó nữa và người lừa dối sẽ được nhận nhiều di sản thừa kế hơn.
  • Đe dọa, cưỡng ép được hiểu là sự can thiệp từ người khác ép buộc người lập di chúc phải lập di chúc theo ý họ, nếu không sẽ đánh đập, giam giữ, uy hiếp nhân thân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người lập di chúc.

b) Điều kiện về nội dung để di chúc hợp pháp

Mặc dù người lập di chúc có toàn quyền quyết định tài sản phân cho ai,… Tuy nhiên, nội dung của di chúc phải đảm bảo không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm và để đảm bảo quyền lợi của những người như con dưới 18 tuổi, cha, me, vợ, chồng,.. thì pháp luật vẫn cho họ hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, mặc dù họ không được người lập di chúc để lại tài sản.

c) Điều kiện về hình thức để di chúc hợp pháp

  • Đối với Di chúc miệng

 Di chúc miệng phải có ít nhất 2 người làm chứng, người làm chứng này phải ghi chép lại thành văn bản sau đó kí tên, điểm chỉ và đem đi công chứng. Tuy nhiên,sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn minh mẫn, sang suốt thì bị huy bỏ di chúc này

  • Đối với Di chúc bằng văn bản

Lưu ý: không được viết tắt, không được viết ký hiệu, phải đánh số thứ tự từng trang  nếu di chúc có từ 2 trang trở lên và mỗi trang đều phải có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Nếu di chúc có sửa chữa, tẩy xóa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng (chỉ cần 1 trong 2) phải ký tên bên cạnh chỗ bị sửa chữa, tẩy xóa đó.

Trường hợp không có người làm chứng thì Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc,

Trường hợp có người làm chứng, ít nhất là hai người làm chứng thì người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt người làm chứng, người làm chứng xác nhận và ký vào bản di chúc. . tuy nhiên, người làm chứng cũng phải đáp ứng điều kiện theo Điều 632 BLDS 2015.

Vì vậy, để tránh tình trạng tranh chấp hay xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, các bậc cha mẹ nên lập di chúc trước khi chết để phân chia cho các con một các cụ thể và rõ ràng, tránh các tình trạng xung đột đáng tiếc xảy ra. Nếu còn vướng mắc gì liên hệ ngay với Luathungson.vn để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn