logo

Tự thú và đầu thú có giống nhau hay không?

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 ra đời, có nhiều quy định mới đáng lưu ý, nâng cao quyền công dân và đề cao tính nhân đạo đối với người phạm tội. Cụ thể trong đó, quy định về tự thú và đầu thú cũng được rõ ràng hơn. Vậy để hiểu đúng về hai khái niệm này và áp dụng chính xác vào thực tiễn, Luật Hùng Sơn mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;

tự thú và đầu thú

2. Điểm giống và khác nhau giữa tự thú và đầu thú

a) Điểm giống

Tự thú và đầu thú đều là việc tự nguyện trình diện và khai báo về hành vi phạm tội của mình tại cơ quan có thẩm quyền.

b) Điểm khác nhau

Tiêu chí phân biệt Tự thú Đầu thú
 

 

 

 

Thời điểm trình diện và khai báo

Trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội.

Áp dụng cả trong trường hợp Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện

Khi có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật
 

 

 

 

 

 

 

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Được coi là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

 

 

 

 

 

 Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp: khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận (Áp dụng điểm c Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015)

Không được coi là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều tra, người đầu thú có thái độ ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm,…thì Tòa án có thể xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và ghi rõ trong bản án.

 

 

Không được miễn trách nhiệm hình sự

Đây là những tiêu chí áp dụng để phân biệt giữa tự thú và đầu thú. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn có nhiều quan điểm khác nhau khi áp dụng những tiêu chí phân biệt hai hành vi này.

Chẳng hạn, việc “bị phát hiện” nhiều khi nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. Có thể, chính họ cũng không nhận ra được việc hành vi phạm tội của mình đã bị người khác phát hiện hay chưa và khi họ tự nguyện ra trình diện và khai báo tại cơ quan có thẩm quyền mới biết được hành vi phạm tội của mình đã bị người khác tố giác thì xử lý ra sao?

Vậy có nên cần xem xét và đánh giá khi người phạm tội tự nguyện trình diện và khai báo về hành vi phạm tội của mình trước khi có người khác phát hiện (không bao gồm đồng phạm, bị can khác trong vụ án) và người khác “phát hiện được” khi biết rõ căn cước, lai lịch của người phạm tội để xem xét tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?

Trên đây là bài viết về nhận định về tự thú và đầu thú dựa trên góc độ học thuật, Luật Hùng Sơn muốn đưa ra để bạn đọc cùng trao đổi và có góc nhìn đa chiều về vấn đề này. Rất mong nhận được những góp ý của bạn đọc để hoàn thiện hơn.

Để được tư vấn và giái đáp thắc mắc về vấn đề pháp lý, Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6518 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Trân trọng,

>>> Tội vô ý làm chết người

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top