Miễn giấy phép lao động, giấy miễn giấy phép lao động, miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài, hồ sơ miễn giấy phép lao động, hồ sơ xin miễn giấy phép lao động, trường hợp miễn giấy phép lao động, thủ tục xin miễn giấy phép lao động, các trường hợp miễn giấy phép lao động, workpermit cho người nước ngoài, thủ tục làm work permit, cấp lại giấy phép lao động, xin giay phep lao dong visa, làm giấy phép lao động, thủ tục cấp lại work permit, dịch vụ đăng ký giấy phép lao động, dịch vụ làm work permit, cấp lại work permit!
Giấy phép lao động là một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải xin giấy phép lao động. Luật Hùng Sơn sẽ tư vấn cho bạn về trình tự thủ tục miễn Giấy phép lao động.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật lao động 2012
– Nghị định 11/2016/NĐ-CP
– Thông tư 35/2016/TT-BCT
2. Điều kiện miễn giấy phép lao động
Căn cứ Điều 172 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc các trường hợp sau thì không phải xin cấp giấy phép lao động:
- Là thành viên góp vốn/Hội đồng quản trị;
- Hoặc là chủ sở hữu của công ty TNHH;
- Hoặc Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ Việt Nam;
- Hoặc vào Việt Nam thời hạn dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ;
- Hoặc vào Việt Nam thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp mà các chuyên gia hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;
- Hoặc luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của luật;
- Hoặc căn cứ theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Hoặc học sinh, sinh viên học tập, làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải thông báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
- Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
3. Thủ tục miễn giấy phép lao động
Kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện phải xin cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài được miễn cấp giấy phép lao động;
– Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài thuộc 1 trong các điều kiện được liệt kê ở trên: 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực,
Trường hợp, giấy tờ đó là của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Tuy nhiên, các giấy tờ đó phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc để được giải quyết theo thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở lao động – thương binh và xã hội sẽ có văn bản xác nhận hoặc văn bản sửa đổi bổ sung hoặc không xác nhận
4. Một số lưu ý khi nộp hồ sơ xin miễn giấy phép lao động
– Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, 04 trường hợp không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e Khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP
– Theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải, phải có đầy đủ các giấy tờ sau ( Điều 3 Thông tư 35/2016/TT-BCT)
+ Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động về việc đã tuyển dụng người lao động nước ngoài;
+ Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang làm việc tại Việt Nam như Hợp đồng lao động,…
+ Giấy tờ tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
Trên đây là những quy định của pháp luật cơ bản nhất về điều kiện miễn giấy phép lao động. Nếu bạn đọc có vấn đề chưa rõ hoặc cần được hỗ trợ tư vấn pháp lý quý khách vui lòng liên hệ Tổng Đài Tư Vấn Luật 1900 6518 của Luật Hùng Sơn để được sự chúng tôi tư vấn, giúp đỡ.
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2024 - 15/06/2024
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 15/06/2024
- Thông báo chương trình khuyến mại sở công thương - 15/06/2024