logo

Thời hạn của giấy phép lao động được quy định như nào?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 20-07-2021 |
  • Giấy phép , |
  • 863 Lượt xem

Thời hạn của giấy phép lao động, thời hạn giấy phép lao động, thời hạn của work permit, quy định về giấy phép lao động, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, thủ tục làm Work permit cho người nước ngoài, làm work permit cho người nước ngoài, thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đăng ký nhu cầu sử dụng người nước ngoài, chi phí làm work permit cho người nước ngoài, thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đăng ký nhu cầu sử dụng người nước ngoài qua mạng, báo cáo nhu cầu sử dụng người nước ngoài, mẫu giải trình nhu cầu sử dụng người nước ngoài mới nhất!

Đối với những người nước ngoài, giấy phép lao động được xem là cơ sở pháp lý cao nhất giúp họ làm việc ở Việt Nam. Vì vậy, thời hạn của giấy phép lao động là điều mà nhiều cá nhân lao động ở nước ngoài và bất cứ ai sử dụng lao động nước ngoài ở Việt Nam quan tâm đến. Ở nội dung bài viết này, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!

1. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động hay còn được gọi là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Đây là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài nếu họ đáp ứng đủ những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định.

Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động sẽ được làm việc hợp pháp và đảm bảo về quyền cũng như lợi ích chính đáng của mình trong nhiều mối quan hệ lao động.

Tên tiếng Anh của giấy phép lao động là Work Permit hay VietNam Work Permit để phân biệt với các quốc gia khác dễ dàng.

Tìm hiểu giấy phép lao động là gì?

2. Thời hạn của giấy phép lao động?

Theo Luật lao động năm 2019 quy định, thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 2 năm. Các doanh nghiệp, tổ chức có thể xin với thời hạn thích hợp với yêu cầu sử dụng lao động của mình và được gia hạn nhiều nhất 1 lần bằng thời hạn được cấp nhưng không được quá 2 năm.

Thời hạn của giấy phép lao động không phụ thuộc thời hạn hộ chiếu của người lao động. Nếu hộ chiếu người nước ngoài hết hạn trong khi giấy phép lao động vẫn còn thì tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động. Chỉ cần sửa đổi bổ sung thông tin trên số hộ chiếu mới được cấp là được.

Dựa vào Điều 155 của Bộ luật lao động năm 2019:

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.”

Thời hạn của giấy phép lao động theo Điều 10, Nghị định 152/2020 NĐ-CP được cấp theo thời hạn của 1 trong những trường hợp sau đây nhưng không vượt quá 2 năm:

  • Thời hạn của hợp đồng lao động ký kết theo dự kiến.
  • Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam.
  • Thời hạn của hợp đồng hoặc thoả thuận được ký kết giữa đối tác Việt Nam với nước ngoài.
  • Thời hạn hợp đồng hay thoả thuận cung cấp dịch vụ ký  kết giữa Việt Nam và nước ngoài.
  • Thời hạn quy định trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài tới Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
  • Thời hạn được xác định trong giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
  • Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài đến Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại.
  • Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài sẽ được tham gia vào hoạt động của 1 doanh nghiệp nước ngoài đã tiến hành thành lập hiện diện thương mại ở Việt Nam.
  • Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài ngoại trừ trường hợp không thực hiện báo cáo giải trình theo quy định ở Điểm b, Khoản 1, Điều 4 của Nghị định này.

Thời hạn xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại là bao lâu?

Theo Điều 15 của Nghị định 152/2020 NĐ-CP, thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn cấp lại, cụ thể như sau:

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng với thời hạn của giấy phép lao động được cấp không tính thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính tới thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

Đây cũng là điểm mới trong Luật lao động năm 2019 khi thời điểm trước đó không có thủ tục gia hạn và số lần cấp lại do hết hạn không bị giới hạn. Tuy nhiên theo Điều 19 của Nghị định 152/2020 về hướng dẫn Luật lao động 2019, thời hạn của giấy phép lao động chỉ được gia hạn 1 lần tối đa trong vòng 2 năm.

3. Hồ sơ xin giấy cấp phép lao động

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của những người sử dụng lao động được quy định của Bộ lao động – Thương binh và xã hội (theo mẫu số 11 được ban hành kèm theo nghị định số 152/2020/TT-BLĐTBXH);
  • Giấy chứng nhận sức khoẻ hay giấy khám sức khoẻ có giá trị trong vòng 12 tháng (Lưu ý: Nếu như người nước ngoài khám sức khoẻ ở Việt Nam thì cần được khám ở một trong các bệnh viện có tên trong danh sách. Trường hợp này áp dụng theo công văn số 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05 tháng 02 năm 2015 được cục Khám chữa bệnh – Bộ Y tế ban hành. Với danh sách những cơ sở đủ điều kiện khám sức khoẻ có yếu tố nước ngoài được quy định trong thông tư số 14/2013/TT-BYT.
  • Phiếu lí lịch tư pháp hay văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn thời hạn của nước ngoài cấp. Nếu người lao động nước ngoài đã cư trú ở Việt Nam thì cần phiếu lý lịch tư pháp được cấp ở Việt Nam;
  • Văn bản chứng minh là nhà quản lý, GĐ điều hành, chuyên gia hay lao động kỹ thuật (nếu như có);
  • Bản sao chứng thực hộ chiếu hay giấy tờ có giá trị thay cho hộ chiếu còn giá trị;
  • Những giấy tờ có liên quan tới người lao động nước ngoài (chẳng hạn: văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại Việt Nam, hợp đồng thoả thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài,…);
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động với các trường hợp đặc biệt được quy định trong Khoản 9, Điều 9 của Nghị định 152/2020 NĐ-CP.

Những loại giấy tờ trên gồm 1 bản sao có chứng thực và nộp cùng bản gốc để đối chiếu. Trong trường hợp là tiếng nước ngoài thì các bạn cần phải dịch sang tiếng Việt.

Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

4. Dịch vụ xin cấp phép lao động của Luật Hùng Sơn

Luật Hùng Sơn đem tới cho khách hàng các dịch vụ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Các bạn có thể lựa chọn một trong số những dịch vụ mà chúng tôi cung cấp dưới đây:

  • Tư vấn những thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài ở Việt Nam (để thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp người nước ngoài cần phải có xác nhận tạm trú tại Việt Nam);
  • Tư vấn hồ sơ xin cấp giấy phép lao động dành cho người nước ngoài theo quy định;
  • Tư vấn thủ tục khám sức khoẻ ở Việt Nam để xin giấy phép lao động;
  • Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự những tài liệu phục vụ cho việc cấp giấy phép lao động;
  • Tư vấn điều kiện cấp giấy phép lao động ở Việt Nam;
  • Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép lao động ở Việt Nam cho khách hàng;
  • Tư vấn những trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động và làm thủ tục cấp xác nhận thuộc trường hợp không cần xin cấp giấy phép lao động;
  • Đại diện kinh doanh và người lao động tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép lao động ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ để cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài ngay sau khi cấp giấy phép lao động.

Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Luật Hùng Sơn

Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết thời hạn của giấy phép lao động là bao lâu? Cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục như thế nào mới xin được cấp giấy phép lao động? Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới giấy phép lao động, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top