Tranh chấp giải quyết hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật

Câu hỏi: tranh chấp giải quyết hợp đồng kinh tế? Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề đang thắc mắc cần được Luật sư tư vấn cho tôi như sau:  Hiện nay tôi nhận thấy có vô số tranh chấp về hợp đồng và trong lĩnh vực kinh tế cũng vậy. Luật sư cho tôi hỏi những vấn đề xoay quanh việc tranh chấp giải quyết hợp đồng kinh tế là thế nào và cách giải quyết việc tranh chấp giải quyết hợp đồng kinh tế này. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc về tranh chấp giải quyết hợp đồng kinh tế đến Công ty Luật Hùng Sơn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được phép giải đáp cụ thể như sau.

1. Thế nào là tranh chấp hợp đồng kinh tế?

Tranh chấp hợp đồng chính là có sự mâu thuẫn hoặc bất đồng ý kiến giữa các chủ thể mà tham gia vào quan hệ trong hợp đồng đã được giao kết về vấn đề như là thực hiện hoặc chậm thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ  và các quyền được quy định trong hợp đồng đã được giao kết.

– Hoặc cũng có thể hiểu tranh chấp hợp đồng kinh tế là trong lĩnh vực kinh tế, là những ý kiến hoặc quan điểm không thống nhất được của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng này về việc đánh giá hành vi vi phạm hay là các cách thức để giải quyết hậu quả được phát sinh từ hành vi vi phạm đó.

– Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng kinh tế:

  • Tranh chấp hợp đồng kinh tế này phát sinh một cách trực tiếp từ quan hệ hợp đồng, nên luôn thuộc về quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp hợp đồng kinh tế này.
  • Tranh chấp hợp đồng kinh tế mang yếu tố tài sản (tài sản ở đây có thể là vật chất hoặc tinh thần) và những tranh chấp này gắn liền với lợi ích của những bên trong việc tranh chấp.
  • Nguyên tắc để giải quyết việc tranh chấp hợp đồng kinh tế này là bình đẳng và thỏa thuận.

giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

2. Các loại tranh chấp hợp đồng kinh tế

Hiện nay thì do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do chủ quan hoặc khách quan mà luôn tồn tại sự tranh chấp về hợp đồng trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là tranh chấp hợp đồng kinh tế. Và như thế, sự tồn tại của tranh chấp hợp đồng kinh tế cũng sẽ phân loại ra nhiều loại khác nhau cụ thể của tranh chấp hợp đồng.

– Nếu căn cứ theo phạm vi lãnh thổ thì sẽ có các loại tranh chấp hợp đồng nội thương hoặc là tranh chấp hợp đồng ngoại thương.

– Nếu căn cứ theo nội dung vi phạm thì sẽ có các loại tranh chấp hợp đồng do bên bán thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nội dung của hợp đồng và tranh chấp hợp đồng do bên mua thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nội dung của hợp đồng.

– Nếu căn cứ theo phạm vi giao dịch thì sẽ có các loại tranh chấp hợp đồng đại lý, tranh chấp hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc là tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ, …

– Nếu căn cứ theo tính chất pháp lý của hợp đồng thì sẽ có các loại tranh chấp hợp đồng do vi phạm các nguyên tắc về ký kết hợp đồng hay chủ thể hợp đồng, tranh chấp hợp đồng liên quan đến các điều khoản không hợp pháp của hợp đồng, tranh chấp hợp đồng liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng hoặc tranh chấp liên quan đến hình thức của hợp đồng giao kết, …

3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Những phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế có thể lựa chọn như sau:

– Có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế thông qua thương lượng: Hai bên trong hợp đồng có thể tự đàm phán với nhau để đưa ra cách giải quyết cho vấn đề đang tranh chấp mà không cần thông qua một bên thứ 3. Nhưng đôi khi phương thức này lại không đem lại hiệu quả lắm bởi vì phần lớn còn phải phụ thuộc vào sự thiện chí của hai bên tham gia.

– Có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế thông qua hòa giải: Phương thức này thì cần có thêm bên thứ 3 tham gia vào để đàm phán với tư cách là trung gian. Nhưng cũng phải phụ thuộc lớn nhiều vào sự thiện chí của hai bên tranh chấp.

– Có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế thông qua Trọng tài: Và bên thứ 3 tham gia giải quyết trong trường hợp này là trọng tài viên hoặc do các trung tâm trọng tài giải quyết. Và chỉ áp dụng phương thức này khi có sự thỏa thuận giữa hai bên tranh chấp. Ưu điểm rất nhiều như tính nhanh chóng và chuyên môn nhưng chi phí giải quyết khá cao và phán quyết của Trọng tài vẫn có mức độ thường sẽ không cao bằng Tòa án.

– Và phương thức cuối cùng là giải quyết thông qua Tòa án: Một bên có thể khởi kiện ra Tòa và Tòa sẽ tiếp nhận thụ lý rồi giải quyết. Đây là cơ quan có quyền lực cao nhất trong việc đưa ra các phán quyết và có tính áp dụng cao, chi phí không quá cao nhưng những thủ tục và sự rườm rà khi làm thủ tục đôi khi sẽ đem lại bất tiện.

Xem thêm >>> Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp 

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về tranh chấp hợp đồng kinh tế cũng như các phương thức cụ thể để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc các vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn