Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, hai bên cần hiểu và nắm rõ các nguyên tắc cũng như phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng. Cụ thể Luật Hùng Sơn sẽ chia sẻ như bên dưới đây.
A/ Tranh chấp hợp đồng là gì?
Nói một cách dễ hiểu, tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia hợp đồng, có liên quan tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của hợp đồng đó.
Khái niệm theo Pháp luật, tranh chấp hợp đồng là ý kiến không đồng nhất của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm đó.
♦ Tranh chấp hợp đồng có 3 đặc điểm chính:
- Mang yếu tố tài sản và gắn liền với lợi ích các bên trong tranh chấp.
- Phát sinh tranh chấp trực tiếp từ quan hệ hợp đồng nên luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp.
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp dựa trên sự bình đẳng, thỏa thuận hợp lý giữa các bên.
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đúng theo pháp luật
B/ Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Có 3 phương thức chính để giải quyết tranh chấp hợp đồng và ưu nhược điểm của mỗi loại là:
1. Thương lượng, hòa giải
Hòa giải là phương thức giải quyết sớm và “êm đẹp” nhất các bên có thể thực hiện. Các bên tham gia hợp đồng sẽ cùng bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất bằng một phương án hòa giải được sự đồng ý của mỗi bên.
Hình thức giải quyết bằng hòa giải rất phổ biến ở Việt Nam, nếu hòa giải không đi đến một kết quả thống nhất thì mới cần đến Tòa án hay trọng tài để giải quyết. Trung bình có đến khoảng 50% các vụ tranh chấp được giải quyết bằng phương thức hòa giải trong tổng số vụ tranh chấp hợp đồng tại nước ta.
♦ Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải:
- Tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Dễ kiểm soát việc cung cấp giấy tờ làm bằng chứng, giữ bí mật cho doanh nghiệp.
- Duy trì được mối quan hệ hợp tác đã có giữa các bên.
♦ Riêng hình thức hòa giải lại được chia thành 4 hình thức nhỏ là:
- Tự hòa giải.
- Hòa giải qua trung gian.
- Hòa giải trong thủ tục tố tụng.
- Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng.
Có thể bạn quan tâm >> Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất 2019
2. Giải quyết bởi trọng tài
Nếu việc thỏa thuận không đi đến kết quả cuối cùng, các bên tranh chấp sẽ nhờ trọng tài xem xét để đưa ra phán quyết. Phán quyết của trọng tài có giá trị cưỡng chế bắt buộc các bên phải tuân theo. Các bên tham gia hợp đồng sẽ tự chọn một trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập hội đồng giải quyết tranh chấp. Đây cũng là một cơ quan xét xử.
♦ Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
- Thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng.
- Nguyên tắc giải quyết không công khai nên hạn chế được việc tiết kiệm bí mật kinh doanh ra bên ngoài, giữ được uy tín của doanh nghiệp.
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng
Nếu các bên không tự thỏa thuận được với nhau thì ngoài sử dụng trọng tài có thể giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của hợp đồng là dân sự hay kinh tế mà sẽ được Tòa án giải quyết theo thủ tục tương ứng.
♦ Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:
- Phán xét của Tòa án có tính cưỡng chế các bên phải thực hiện, không được phép tự ý chỉnh sửa hoặc nếu không làm theo sẽ bị xử phạt tương ứng tùy theo mức độ vi phạm.
- Sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện và khắc phục.
- Chi phí giải quyết tại Tòa án ở Việt Nam rẻ hơn sử dụng trọng tài.
Tuy nhiên hình thức giải quyết bằng Tòa án lại có nhược điểm là thời gian giải quyết kéo dài vì có nhiều thủ tục tố tụng. Hơn nữa trong quá trình này, khả năng tác động của các bên rất hạn chế.
Qua bài viết này, nếu còn cần hỗ trợ thủ tục pháp lý hoặc tư vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng, anh/chị có thể liên hệ với Luật Hùng Sơn để tư vấn viên của chúng tôi tư vấn thêm và đưa ra gợi ý giải quyết phù hợp nhất.