logo

Rửa tiền là gì, dấu hiệu pháp lý của tội rửa tiền theo pháp luật?

Rửa tiền là gì, trong quá trình làm việc tại các cơ quan tổ chức, ngoài những hoạt động được diễn ra tuân thủ theo các quy định pháp luật, hợp pháp và rõ ràng thì cũng có những trường hợp vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt. Một trong những vấn đề đáng được quan tâm là có dấu hiệu phạm tội rửa tiền là gì, trong quá trình cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động. Để bạn đọc có thể nắm rõ hơn về tội rửa tiền là gì này cũng như hình phạt được áp dụng, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp một số quy định cụ thể dưới đây.

Quảng cáo

Dấu hiệu pháp lý của tội rửa tiền theo quy định hiện nay

Trước hết, rửa tiền sẽ được hiểu là hành vi làm cho tài sản hoặc tiền bất hợp pháp trở thành tài sản hoặc tiền hợp pháp và các cơ quan công quyền hiện nay không thể truy ra được nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản và tiền ấy. Trong thực tế hiện nay thì việc rửa tiền có mối liên hệ với việc kinh doanh bất chính hoặc là tham nhũng.

Các dấu hiệu pháp lý sau đây sẽ thể hiện rõ đặc trưng của tội rửa tiền:

– Chủ thể: người thực hiện hành vi phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

– Khách thể: hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự và an toàn xã hội, đồng thời hành vi phạm tội cũng xâm phạm đến hoạt động phòng, chống tội phạm hiện nay.

– Mặt chủ quan: người phạm tội này thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý.

Quảng cáo

– Mặt khách quan: người phạm tội sẽ có một trong những hành vi khách quan sau:

  • Người phạm tội có tham gia trực tiếp hoặc là gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hay các giao dịch khác có liên quan đến tài sản, tiền mà biết rõ đó là do phạm tội mới có được nhằm che giấu đi nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản, tiền đó.
  • Sử dụng tài sản, tiền mà biết rõ đó là do phạm tội mới có vào việc tiến hành những hoạt động kinh doanh hoặc là hoạt động khác.
  • Có sự che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, quá trình di chuyển, vị trí hoặc là quyền sở hữu đối với tài sản, tiền mà biết rõ đó là do phạm tội mới có được hoặc là có hành vi cản trở việc cơ quan có thẩm quyền xác minh những thông tin ấy.

rửa tiền là gì

Hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội rửa tiền

Người phạm tội rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 324 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 với các khung hình phạt được quy định như sau:

– Người phạm tội sẽ bị phạt tù có thời hạn từ 1 năm cho đến 15 năm căn cứ tùy vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội. Với người chuẩn bị phạm tội thì sẽ bị phạt tù có thời hạn từ 6 tháng cho đến 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 1 năm cho đến 5 năm, cũng có thể bị tịch thu một phần hoặc là toàn bộ tài sản.

– Đối với pháp nhân thương mại phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng cho đến 20.000.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 năm cho đến 3 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn căn cứ tùy vào tính chất và mức độ phạm tội mà pháp nhân thương mại đã thực hiện. Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng cho đến 5.000.000.000 đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một lĩnh vực nhất định, bị cấm huy động vốn với thời hạn từ 1 năm cho đến 5 năm.

Trên đây là các quy định pháp luật hiện hành quy định về rửa tiền là gì cũng như hình phạt được áp dụng. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc về vấn đề này hoặc là có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn