Bộ luật Hình sự giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội. Vậy tội phạm là gì? Tội phạm trong tiếng anh là gì? Luật Hùng Sơn sẽ giới thiệu trong bài viết sau đây:
Tội phạm là gì, ví dụ về tội phạm?
Tội phạm hình sự là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có đầy đủ năng lực trách nhiệm về hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc thực hiện vô ý, xâm phạm về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm đến chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn về xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, xâm phạm đến quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm đến những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự sẽ phải bị xử lý về hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu về tội phạm nhưng có tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì sẽ không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Từ những định nghĩa trên, tội phạm sẽ có các đặc điểm cụ thể sau:
- Có tính chất nguy hiểm cho xã hội: tính chất nguy hiểm cho xã hội của một hành vi sẽ được hiểu là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ;
- Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật hình sự;
- Chủ thể nếu là cá nhân thì sẽ phải có năng lực trách nhiệm hình sự;
- Có lỗi: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý;
- Xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật về hình sự bảo vệ.
Theo đó hành vi phạm tội sẽ được hiểu là các hành vi do một hoặc một số chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc thực hiện vô ý, có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội và để đáp ứng các đặc điểm nói trên của tội phạm.
Tội phạm trong tiếng anh là gì?
Tội phạm được dịch sang tiếng Anh là criminal.
Chủ thể của tội phạm là gì?
Căn cứ theo Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về chủ thể của tội phạm là cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển những hành vi của mình (hay chính là năng lực trách nhiệm hình sự) và đạt một độ tuổi nhất định.
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, chủ thể của tội phạm sẽ không phải là một tổ chức, mà phải là cá nhân và người đạt một độ tuổi nhất định và có khả năng về nhận thức những hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội và điều khiển những hành vi của mình để không gây nguy hiểm cho xã hội bằng cách hành động hay không thực hiện hành động.
Ví dụ cụ thể: Công ty A trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đã xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên sẽ không thể truy cứu trách nhiệm đối với Công ty A về hành vi gây ô nhiễm môi trường mà xử phạt vi phạm hành chính. Cá nhân thuộc công ty A sẽ đưa ra các quyết định về việc xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh trên. Tuy nhiên đối với trường hợp ông B vì lợi ích của pháp nhân A đã vi phạm tội trốn thuế, thì ông B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm nêu trên chứ không phải pháp nhân A.
Căn cứ theo quy định thì xét về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, sẽ được chia thành các mốc tuổi cụ thể như sau:
- Dưới 14 tuổi: Sẽ không phải chịu trách nhiệm về hình sự;
- Từ đủ 14 tuổi trở đến chưa đủ 16 tuổi: sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sẽ không áp dụng hình phạt tiền.
- Từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi: sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm tuy nhiên sẽ không áp dụng mức xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, đối với hình phạt tug thì được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người thành niên phạm tội tương ứng.
- Từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội phạm, và các tất cả các mức hình phạt theo quy định.
Dấu hiệu của tội phạm gồm những gì?
Thứ nhất, về tính nguy hiểm cho xã hội hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội sẽ được hiểu là hành vi đó gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các mối quan hệ xã hội mà được luật hình sự bảo vệ.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…” Như vậy, tính nguy hiểm cho xã hội sẽ là các dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất là để xác định một hành vi có phải là tội phạm hay không. Một hành vi bị coi là tội phạm thì bản chất trong hành vi ấy đã chứa đựng tính gây nguy hiểm cho xã hội.
Để xác định về tính nguy hiểm cho xã hội, sẽ thường dựa vào các căn cứ sau đây:
- Tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại;
- Phương pháp, thủ đoạn, công cụ và phương tiện thực hiện phạm tội;
- Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội;
- Tính chất và mức độ lỗi của hành vi;
- Động cơ và mục đích của người phạm tội thực hiện;
- Các căn cứ khác như về hoàn cảnh xã hội hay nhân thân người phạm tội,…
Thứ hai, tính có lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của các chủ thể đối với hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội mà họ đã thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó dưới hình thức vô ý hoặc cố ý. Bản chất của lỗi sẽ thể hiện ở việc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được sự nguy hiểm hành vi đó nhưng tự mình lựa chọn và quyết định thực hiện các hành vi trong khi có đủ các điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp với lợi ích của xã hội.
Lỗi sẽ được phân loại thành lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Lỗi cố ý sẽ bao gồm:
- Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức được rõ về hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và họ mong muốn cho hậu quả xảy ra.
- Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được rõ về hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi vô ý sẽ bao gồm:
- Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy được trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng họ cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả.
- Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội sẽ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó.
Thứ ba, tính trái pháp luật hình sự:
Một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội sẽ bị coi là tội phạm nếu “… cđược quy định trong luật hình sự”.
Căn cứ theo Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ được quy định trong luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự coi là một dấu hiệu của tội phạm. Bất cứ hành vi nào không được quy định là trong Bộ luật Hình sự thì việc thực hiện hành vi đó sẽ không bị xem là tội phạm.
Thứ tư, tính phải chịu hình phạt:
Tính phải chịu hình phạt sẽ thể hiện ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng đều bị áp dụng hoặc bị đe dọa áp dụng các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt. Hình phạt được coi là cơ chế để răn đe và giáo dục đối với tội phạm.
Phân loại tội phạm hiện nay
Căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định thì tội phạm sẽ được chia thành 4 loại:
- Tội phạm ít nghiêm trọng:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Quy định về tội phạm ít nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã mở rộng hơn so với Bộ luật hình sự năm 1999. Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ căn cứ vào mức hình phạt tù có thời hạn là không quá 3 năm nên sẽ không bao quát hết các khung (khung cơ bản) không có hình phạt tù. Do đó các quy định theo hướng ngoài mức phạt tù có thời hạn là 3 năm còn có là phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ là phù hợp.
- Tội phạm nghiêm trọng:
- Tội phạm nghiêm trọng là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt này sẽ do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến mức 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng:
- Tội phạm rất nghiêm trọng là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt sẽ do Bộ luật Hình sự này quy định đối với tội ấy là từ trên mức 07 năm đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là loại tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội là đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt này sẽ do Bộ luật Hình sự này quy định đối với tội ấy là từ trên mức 15 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân hoặc tử hình.
- Có thể thấy một trong các điểm khác biệt lớn nhất ở Bộ luật hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999 là đã tách các quy định về phân loại tội phạm ra thành một điều luật riêng, không còn quy định chung với điều luật về khái niệm tội phạm. Việc này đã góp phần về việc đảm bảo tính minh bạch khi các chủ thể áp dụng Bộ luật để nghiên cứu và thực thi.
Quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm?
Căn cứ theo Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về biện pháp ‘‘Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm’’ như sau:
Việc tịch thu sung vào ngân sách, nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy sẽ được áp dụng đối với:
- Các công cụ và phương tiện dùng vào việc phạm tội;
- Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do người mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; các khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
- Vật thuộc loại của Nhà nước cấm tàng trữ và cấm lưu hành.
Đối với vật và tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc được sử dụng trái phép, thì không được tịch thu mà sẽ trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
Vật và tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì vật và tiền có thể bị tịch thu.
Đối với việc xử lý với tiền và vật trực tiếp liên quan đến tội phạm sẽ được giải quyết cụ thể:
Thứ nhất, việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy đã được áp dụng đối với các công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội. Đây là những công cụ, phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, như: dao, súng, xe mô tô của người phạm tội sử dụng trong các vụ cướp tài sản, tiền mà người phạm tội sử dụng trong đánh bạc, đưa hối lộ mà có.
Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc đổi do đổi chác, mua bán những thứ ấy mà có là những vật hoặc tiền có được do việc thực hiện tội phạm như tham ô, trộm cắp, cướp, lừa đảo hoặc do sự mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có.
Vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành là những vật mà người phạm tội đã sử dụng làm các công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đối tượng của việc thực hiện tội phạm, những vật này sẽ thuộc loại nhà nước cấm lưu hành như: các văn hóa phẩm đồi trụy, các vũ khí quân dụng, ma túy, chất cháy, chất nổ, chất độc hoặc chất phóng xạ.
Thứ hai, đối với vật và tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc được sử dụng trái phép sẽ không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của nó. Có nghĩa là những vật và tiền này là của người khác và đã xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, đã bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc đã sử dụng trái phép. Trong trường hợp không xác định được về chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sẽ bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
Thứ ba, trường hợp vật và tiền thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi trong việc để cho người khác sẽ sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể sẽ bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Trường hợp này luật đã quy định “có thể bị tịch thu”, đã được hiểu tùy vào từng vụ án hoặc với loại tiền hoặc vật cụ thể Tòa án sẽ quyết định biện pháp xử lý có tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hay không.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các về Tội phạm là gì, tội phạm trong tiếng anh là gì? Hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 1900 6518 của Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện gặp vấn đề.