logo

Tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước có bị xử lý nặng không?

Trong quá trình cơ quan nhà nước hoạt động, không tránh khỏi những trường hợp cá nhân vì mục đích khác nhau mà đã thực hiện chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước mà còn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho xã hội. Vì thế, Luật Hùng Sơn sẽ thông tin đến bạn đọc để có thể hiểu rõ hơn về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước thông qua các quy định pháp luật sau đây.

Quảng cáo

1. Dấu hiệu pháp lý của tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước

Bất kì một tội phạm nào được quy định bởi Bộ luật Hình sự thì cũng đều có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản. Và tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước cũng thế, dưới đây là những dấu hiệu pháp lý giúp phân biệt tội này:

– Chủ thể: người phạm tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.

– Khách thể: hành vi phạm tội này đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính và bí mật nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể như an ninh, quốc phòng, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

– Mặt chủ quan: tội phạm trên được thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên, người phạm tội này không có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân (tức là không phạm tội gián điệp được quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

– Mặt khách quan: Hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước được thể hiện như sau:

Quảng cáo
  • Hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước được thể hiện thông qua việc sử dụng thủ đoạn để lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt, dùng vũ lực hoặc là đe dọa người có thẩm quyền hoặc có hành vi sử dụng các thủ đoạn gian dối khác để có được tài liệu bí mật ấy.
  • Tội phạm hoàn thành khi mà tài liệu bí mật nhà nước ấy đã thoát khỏi sự quản lý của người có trách nhiệm quản lý, giữ nó.

tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước

2. Hình phạt được áp dụng 

Người có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước theo Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 với khung hình phạt được quy định như sau:

– Người nào mà cố ý làm lộ bí mật nhà nước, mua bán, chiếm đoạt, tiêu hủy vật hoặc là tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc vào trường hợp Tội gián điệp (được quy định tại Điều 110 Bộ luật này) thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm cho đến 7 năm.

– Người phạm tội thuộc vào một trong những trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 5 năm cho đến 10 năm:

  • Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật.
  • Phạm tội có lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Việc phạm tội gây ra tổn hại về an ninh, quốc phòng, kinh tế, đối ngoại, văn hóa.

– Người phạm tội thuộc vào một trong những trường hợp sau đây thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm cho đến 15 năm:

  • Phạm tội có tổ chức.
  • Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật.
  • Phạm tội có 02 lần trở lên.
  • Việc phạm tội gây ra tổn hại về chế độ chính trị, chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Như vậy, có thể thấy người phạm tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước sẽ bị phạt tù có thời hạn từ 2 năm cho đến 15 năm, căn cứ tùy vào tính chất và mức độ của hành vi phạm tội. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc là công việc nhất định từ 1 năm cho đến 5 năm.

Trên đây là các quy định pháp luật xoay quanh tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước cũng như hình phạt được áp dụng với người phạm tội. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top