Phạm phải tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt ra sao?

Cuộc sống phát triển với nhiều điều tích cực cũng không thể loại trừ đi những mặt tiêu cực vẫn đang còn tồn đọng trong xã hội. Một trong số những vấn nạn mà người người đều cảnh giác chính là việc bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn thường xuyên diễn ra. Điều này làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội. Vì thế, câu hỏi được đặt ra là liệu những người phạm phải tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị pháp luật trừng trị thế nào. Luật Hùng Sơn sẽ hỗ trợ một số thông tin pháp luật hiện hành để bạn đọc có thể nắm rõ hơn về vấn đề này.

Quảng cáo

1. Dấu hiệu định tội của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Muốn xác định được một người có phạm phải tội theo pháp luật hình sự hay không thì phải căn cứ vào các dấu hiệu định tội. Dưới đây là các dấu hiệu đặc trưng cơ bản để xác định tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

– Chủ thể: người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là người phạm tội từ đủ 14 tuổi cho đến dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này thuộc vào trường hợp được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Vì Khoản 1 Điều 169 chỉ quy định về khung hình phạt áp dụng đối với trường hợp tội phạm nghiêm trọng. Và người từ đủ 14 tuổi cho đến dưới 16 tuổi cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

– Khách thể: tội phạm này sẽ cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể đó là quan hệ nhân thân (tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự) và cả quan hệ sở hữu (tài sản của người thân hoặc chính người bị bắt cóc).

– Mặt khách quan:

  • Thông thường tội phạm này sẽ diễn ra khi việc bắt người khác làm con tin được thực hiện một cách lén lút, đưa người bị bắt cóc đến một nơi cụ thể nào đó, sau đó sẽ tìm ra cách để thông báo đến cho người thân của người bị bắt đi được biết. Theo đó, khi thông báo sẽ kèm theo yêu cầu là giao nộp một số tiền cụ thể thì mới phải thả người, nếu không thực hiện đúng thì có thể nguy hiểm đến chính người bị bắt cóc. Hành vi bắt cóc chính là một dấu hiệu đặc trưng của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
  • Ngoài ra, diễn ra đồng thời với các hành vi trên còn có hành vi đe dọa người khác (có thể là tổ chức, cơ quan hoặc là người thân của con tin).
  • Yếu tố hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội danh này. Nếu như người phạm tội trên thực tế chưa gây ra hậu quả, nhưng đã có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện được hành vi bắt cóc người khác làm con tin thì khi đó tội phạm đã hoàn thành. Nhưng nếu có hậu quả xảy ra, căn cứ tùy vào tính chất và mức độ mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này theo định khung tăng nặng hoặc là một tình tiết xem xét khi tiến hành quyết định hình phạt.

– Mặt chủ quan:

Quảng cáo
  • Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý.
  • Mục đích: mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Người phạm phải tội này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Với các mức hình phạt có thể phải chịu như sau:

– Người phạm tội có thể chịu hình phạt cụ thể là phạt tù từ 2 năm cho đến 20 năm hoặc tù chung thân căn cứ tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

– Người chuẩn bị phạm tội này thì sẽ bị phạt tù từ 1 năm cho đến 5 năm.

– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm cho đến 5 năm hoặc là bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là các quy định của pháp luật xoay quanh tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề này hoặc là có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn