Khi xảy ra thiệt hại thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại đó phải bồi thường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bên gây thiệt hại không có khả năng để bồi thường thiệt hại hoặc cố tình không bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện không và khởi kiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn sẽ hướng dẫn bạn các vấn đề liên quan đến thủ tục khởi kiện đòi bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Người gây thiệt hại có nghĩa vụ bồi thường như thế nào?
Bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả của việc mình gây ra bằng cách đền bù cho bên bị thiệt hại những tổn thất về vật chất và về tinh thần.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất trên thực tế. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất tính được thành tiền, bao gồm những tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại xảy ra trên thực tế, thu nhập trên thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, chi phí để có thể cứu chữa, chi phí để thực hiện mai táng,… Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần là trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần bao gồm xin lỗi, cải chính công khai,….
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được phân thành hai loại là:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm về nghĩa vụ dân sự và hành vi này đã gây ra thiệt hại trên thực tế. Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải dựa trên các cơ sở sau đây:
Thứ nhất, có hành vi trái pháp luật:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái quy định của pháp luật và trách nhiệm này chỉ áp dụng với người có hành vi vi phạm pháp luật đó. Quyền được bảo vệ tính mạng, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền được bảo vệ tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, mọi tổ chức. Mọi người dân phải tôn trọng những quyền đó của các chủ thể khác và không được thực hiện bất kỳ hành vi nào “xâm phạm” đến những quyền đó.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù có hành vi trái pháp luật nhưng lại không bị coi là vi phạm pháp luật và người thực hiện cũng không phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra, như do sự kiện bất khả kháng làm cho người vi phạm không biết trước và không thể tránh hoặc khắc phục được khó khăn do sự kiện đó gây ra, dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để ngăn chặn).
Thứ hai, có thiệt hại thực tế xảy ra.
Thiệt hại thực tế là những tổn thất trên thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, đến sức khỏe, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm phạm đến tài sản của cá nhân, tổ chức gây ra.
Thứ ba, về mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra
Cụ thể hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến kết quả là thiệt hại thực tế xảy ra. Chỉ khi nào thiệt hại thực tế xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm pháp luật mới phải bồi thường thiệt hại.
Thứ tư, thiệt hại xảy ra do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại. Lỗi được thể hiện dưới dạng vô ý hoặc cố ý.
Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ra sao?
Khi nào được khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại?
Trong trường hợp, hai bên tự thỏa thuận với nhau được mức bồi thường thiệt hại thì thực hiện theo như thỏa thuận đó. Tuy nhiên, ngược lại, trong trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường thì người bị thiệt hại có thể thực hiện các thủ tục khởi kiện để đòi bồi thường.
Theo khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.Theo đó, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về sức khỏe, thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp khác hay thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức.
Đồng thời, theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì trong trường hợp một người bị thiệt hại ngoài hợp đồng do các hành vi xâm phạm nêu ở trên gây ra thiệt hại được thì có thể tự mình khởi kiện tại Tòa hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình để khởi kiện tại Tòa án nhân dân để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường gồm những gì?
Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường gồm những tài liệu sau đây
- Đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại.
- Các bằng chứng chứng minh mức thiệt hại của bản thân như bệnh án, hóa đơn chữa trị, hóa đơn tàu xe, đi lại,…
- Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân và sổ hộ khẩu,…
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiện đòi bồi thường thiệt hại
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về dân sự trong đó có tranh chấp về bồi thường thiệt hại thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.
Do đó, nếu muốn khởi kiện đòi bồi thường thì người khởi kiện sẽ gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người gây ra thiệt hại thường trú hoặc tạm trú.
Thời gian giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại
Thời gian giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường được quy định từ Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, tùy tính chất, mức độ của từng vụ tranh chấp mà một vụ khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại có thể kéo dài từ sáu đến tám tháng. Theo đó, thời gian này gồm các công việc cần thực hiện như sau:
– Phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
– Thẩm phán được phân công xử lý đơn khởi kiện ra quyết định về việc sửa đổi, bổ sung, chấp nhận thụ lý vụ án hay trả lại đơn khởi kiện.
– Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.
– Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc đòi bồi thường
– Tòa án tiến hành lập hồ sơ, thu thập chứng cứ có liên quan, tiến hành hòa giải…
– Tòa án mở phiên tòa đưa vụ án khởi kiện đòi bồi thường ra xét xử…
Giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại
Trong vụ án hành chính
Vấn đề giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 7 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, như sau:
Thứ nhất, người khởi kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do các quyết định hành chính, do hành vi hành chính, do quyết định kỷ luật buộc thôi việc, do quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, do danh sách cử tri gây ra.
Tuy nhiên, khi người khởi kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính thì có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể tiến hành xác minh và thu thập các tài liệu, thu thập chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và khách quan nhất.
Khi giải quyết yêu cầu liên quan đến bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính, các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết.
Thứ hai, trong trường hợp vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Tòa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại đó để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trong trường hợp Tòa án giải quyết phần yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng lúc với việc giải quyết vụ án hành chính. Tuy nhiên, sau đó, phần quyết định của bản án về vấn đề bồi thường thiệt hại bị kháng cáo hoặc kháng nghị, hoặc bị Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc Tòa án cấp tái thẩm hủy để xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm lại thì phần quyết định liên quan đến bồi thường thiệt hại trong các trường hợp này sẽ là một phần của vụ án hành chính. Thủ tục giải quyết đối với phần quyết định về bồi thường thiệt hại bị kháng cáo, kháng nghị hoặc bị hủy để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại được thực hiện theo quy định của Tố tụng hành chính.
Trong vụ án hình sự
Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như sau:
Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng lúc với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, vấn đề bồi hoàn mà chưa có điều kiện để chứng minh và cũng không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề về bồi thường thiệt hại này có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trường hợp này, cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại được gọi là nguyên đơn dân sự.
Đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
…… (1), ngày ….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2) ………………………………………………………….
Người khởi kiện: (3)
Địa chỉ: (4) …………………………………………………………………
Số điện thoại: (nếu có) …………………; số fax: (nếu có) ………………
Địa chỉ thư điện tử (nếu có) ……………………………………………………….
Người bị kiện: (5)
Địa chỉ: (6) …………………………………………………………………
Số điện thoại: (nếu có) …………………; số fax: (nếu có) ………………
Địa chỉ thư điện tử (nếu có) ……………………………………………………….
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)
Địa chỉ: (́8) …………………………………………………………………
Số điện thoại: (nếu có) …………………; số fax: (nếu có) ………………
Địa chỉ thư điện tử (nếu có) ……………………………………………………….
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)
Địa chỉ: (10) ………………………………………………………………….
Số điện thoại: (nếu có) …………………; số fax: (nếu có) ………………
Địa chỉ thư điện tử (nếu có) ……………………………………………………….
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)
……………………………………………………….……………………………………………………….……………………………………………………….……………………………………………………….…………………………………………..……………………………………………………….……………………………………………………….……………………………………………………….……………………………………………………… Người làm chứng (nếu có) (12)
Địa chỉ: (13) …………………………………………………………………
Số điện thoại: (nếu có) …………………; số fax: (nếu có) ………………
Địa chỉ thư điện tử (nếu có) ……………………………………………………….
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)
1. ………………………………………………………………………….
2. ………………………………………………………………………….
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)
Người khởi kiện (16)
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề thủ tục khởi kiện đòi bồi thường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, Quý khách hàng đừng ngần ngại hãy liên lạc với công ty Luật Hùng Sơn của chúng tôi theo hotline 19006518. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn giải đáp mọi câu hỏi và thắc mắc một cách chính xác nhất. Trân trọng!
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023