logo

Hướng dẫn thủ tục đầu tư gián tiếp tại Việt Nam

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 14-11-2018 |
  • Đầu tư , |
  • 2380 Lượt xem

Thay vì lo lắng việc thành lập, hợp tác, quản lý điều hành công ty mới tại Việt Nam nhiều rủi ro và vất vả, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn hình thức đầu tư gián tiếp. Hình thức này mang lại ưu điểm là quy mô nhỏ, không cần trực tiếp vận hành các tổ chức kinh tế mà vẫn đảm bảo được lợi ích của mình. Vậy thủ tục đầu tư gián tiếp tại Việt Nam ra sao? Cùng đến với bài chia sẻ của Luật Hùng Sơn về vấn đề này nhé.

Quảng cáo

lightbulb Đầu tư gián tiếp là gì?

Đầu tư gián tiếp hay còn gọi là FPI (viết tắt của cụm từ Foreign Portfolio Investment) là các hoạt động mua tài sản tài chính từ những nước khác để thu lợi nhuận mà không tham gia vào các hoạt động quản lý vận hành doanh nghiệp như hình thức đầu tư trực tiếp.

Các hình thức đầu tư gián tiếp vào Việt Nam bao gồm:

  • Góp vốn, mua, bán phần vốn góp/ cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đồng thời không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
  • Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường UPCOM và thị trường chứng khoán niêm yết đồng thời không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
  • Mua, bán trái phiếu, các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Mua bán các loại giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam của người cư trú (tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam).
  • Ủy thác đầu tư (bằng đồng Việt Nam) thông qua các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ này như: công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài,…
  • Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (không trực tiếp tham gia quản lý) trong các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
  • Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.

lightbulb Tác động của việc đầu tư gián tiếp vào Việt Nam:

  • Làm tăng nguồn vốn nội địa đồng thời giảm thiểu rủi ro từ việc kinh doanh trực tiếp tại một môi trường mới mẻ như Việt Nam.
  • Thúc đẩy sự phát triển tài chính nội địa.
  • Thúc đẩy cải cách và nâng cao các chính sách của chính phủ nhằm quản lý dòng tiền lưu thông vào Việt Nam.

lightbulb Phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp
– Nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành và sử dụng nguồn vốn đầu tư của mình. – Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành các hoạt động sử dụng nguồn vốn đầu tư của mình.
– Nhà đầu tư sẽ chịu phần rủi ro khi kinh doanh thất bại. – Bên nhận nguồn vốn đầu tư sẽ chịu phần rủi ro.
– Hướng tới lợi nhuận – Hướng tới lợi nhuận hoặc các lợi ích mang tính chất chính trị như một điều khoản có lợi, điều khoản ràng buộc,…
– Hình thức đầu tư trực tiếp như: thành lập mới doanh nghiệp, hợp đầu hợp tác kinh doanh BCC,

– Hợp đồng đối tác công tư hoặc các hợp đồng mua vốn góp/ cổ phần để nắm quyền tham gia vào điều hành hoạt động của một doanh nghiệp đã được thành lập từ trước.

– Hình thức đầu tư gián tiếp gồm các hình thức đã đề cập bên trên.

 

lightbulb Thủ tục đầu tư gián tiếp tại Việt Nam

• Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2014/TT-NHNN, nếu muốn thực hiện việc đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, nhà đầu tư phải đến ngân hàng Nhà nước (có quyền mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp). Ngân hàng này sẽ mở tài khoản thanh toán nhằm quản lý các giao dịch thu chi của nhà đầu tư tại Việt Nam.

• Nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp hồ sơ tại ngân hàng.

• Sau khi nhận hồ sơ, Sở Giao dịch của ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu xem thông tin kê khai và thông tin trên giấy tờ đã trùng khớp chưa.

• Nếu có bất kì yếu tố nào chưa chính xác, ngân hàng sẽ yêu cầu nhà đầu tư bổ sung. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, ngân hàng tiến hành mở tài khoản và thông báo số liệu cũng như ngày tài khoản hoạt động. Trường hợp từ chối mở tài khoản thì phải nêu rõ lý do.

Quảng cáo

Lưu ý: các tài liệu chỉ cần bản sao, nhưng nhà đầu tư không mang bản sao đã được chứng thực, bản sao cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình bản gốc để đối chiếu.

lightbulb Hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư gián tiếp tại Việt Nam

Nhà đầu tư cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để mở tài khoản thực hiện thủ tục đầu tư gián tiếp:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán kèm theo bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký (theo mẫu) do người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu;
  • Các giấy tờ chứng minh nhà đầu tư là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp, gồm: điều lệ, giấy phép hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ giấy chứng nhận đầu tư;
  • Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện nhà đầu tư; thẻ căn cước công dân/ giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
  • Văn bản/ quyết định bổ nhiệm và giấy tờ tùy thân còn thời hạn của kế toán trưởng/ người phụ trách kế toán và người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước.

Cần lưu ý tài liệu nào cần bản sao, bản chính. Nếu tài liệu mang ngoại ngữ khác phải được dịch ra Tiếng Việt và công chứng theo pháp luật Việt Nam.

lightbulb Dịch vụ thực hiện thủ tục đầu tư gián tiếp tại Việt Nam uy tín

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước, Luật Hùng Sơn cam kết hỗ trợ tư vấn tận tâm, hoàn tất thủ tục nhanh chóng với mức phí dịch vụ phải chăng.

Đến với dịch vụ thực hiện thủ tục đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của Luật Hùng Sơn, quý khách sẽ hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ cũng như thái độ làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ luật sư tại đây. Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, tránh việc đối mặt với các thủ tục hành chính rắc rối tại xứ lạ quê người.

Mọi thắc mắc về thủ tục đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, quý khách vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn qua tổng đài tư vấn luật online 19006518 để chúng tôi kịp thời giải đáp.

5/5 - (2 bình chọn)
  • Ở phần thủ tục đăng ký tài khoản vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp có yêu cầu: “Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện nhà đầu tư; thẻ căn cước công dân/ giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu còn thời hạn của người đó”.

    Mình muốn hỏi là có thể thay thế “thẻ căn cước công dân/ giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu” bằng những giấy tờ khác được không? Có thông tư hay quy định nào nêu rằng những giấy tờ này là bắt buộc không ạ? Vì có thể có những NĐT NN đầu tư theo mô hình quỹ, hoặc các công ty quản lí quỹ nước ngoài và rất khó để lấy được những tài liệu trên.

    • Theo quy định của Pháp luật, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 10 thông tư 05/2014/TT-NHNN “Điều 10 .Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng được phép” “a) Hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp và các quy định tại Thông tư này;” thì Tổ chức tín Dụng được phép sẽ hướng dẫn bên mình thủ tục mở tài khoản , như vậy nhưng tài liệu mà họ yêu cầu sẽ tuân theo quy trình bắt buộc của từng ngân Hàng. Quý khách hàng vui lòng liên hệ lại ngân hàng mình định mở tài khoản để được giải đáp.
      Theo quan điểm của chúng tôi loại tài liệu mà Ngân hàng yêu cầu anh chị là có cơ sở để xác định Cá nhân chịu trách nhiệm các giao dịch của NĐT.
      Bạn vui lòng gọi đến tổng đài 19006518 để được luật sư tư vấn và giải đáp thêm ạ. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ của Luật Hùng Sơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top