logo

Tìm hiểu thời hạn của hợp đồng lao động trong bao lâu?

Thời hạn của hợp đồng lao động, hợp đồng lao động là một trong những căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mỗi bên trong quan hệ lao động. Thời hạn của hợp đồng lao động trong bao lâu? Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp ở bài viết dưới đây:

Quảng cáo

Có mấy loại hợp đồng lao động?

Thời hạn của hợp đồng lao động? thì căn cứ theo Bộ luật lao động năm 2019 thì hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại cụ thể sau đây:

(1) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: đây là loại hợp đồng mà trong đó hai bên sẽ không xác định về thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

(2) Hợp đồng lao động xác định thời hạn: đây là hợp đồng mà trong đó hai bên sẽ xác định về thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá thời gian là 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục thực hiện làm việc thì thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết thời hạn, hai bên sẽ phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động mới thì các quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên sẽ được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết trước đó;
  • Nếu hết thời hạn là 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động sẽ xác định thời hạn đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định về thời hạn;
  • Trường hợp hai bên thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định về thời hạn thì cũng chỉ được thực hiện ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ phải ký kết hợp đồng lao động không xác định về thời hạn, trừ các trường hợp cụ thể sau:
    • Hợp đồng lao động ký kết đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
    • Hợp đồng lao động đối với người lao động là cao tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 Bộ luật lao động 2019.
    • Hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam căn cứ theo Giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 151 Bộ luật lao động 2019.
    • Trường hợp phải gia hạn về hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn về hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động 2019.

thời hạn của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động phải có những nội dung gì?

Căn cứ theo Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì hợp đồng lao động bắt buộc phải có những nội dung sau đây:

(1) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

  • Tên sẽ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định; cá nhân thuê mướn lao động thì sẽ ghi họ tên của người sử dụng theo giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD hoặc hộ chiếu);
  • Địa chỉ trụ sở theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, số giấy tờ chứng thực cá nhân, địa chỉ nơi cư trú, chức danh trong doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình thuê mướn lao động của người ký kết hợp đồng bên phía người sử dụng.

(2) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD hoặc hộ chiếu) của người giao kết về hợp đồng lao động bên phía người lao động.

  • Số giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD hoặc hộ chiếu) của người lao động;
  • Số giấy phép lao động và ngày tháng năm cấp, nơi thực hiện việc cấp giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam;
  • Văn bản đồng ý về việc giao kết hợp đồng lao động của người đại diện theo pháp luật đối với trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  • Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;
  • Văn bản của người dưới 15 tuổi về việc đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động.

(3) Công việc và địa điểm nơi làm việc.

Công việc, phạm vi công việc và địa điểm làm việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì sẽ ghi các địa điểm chính.

(4) Thời hạn của hợp đồng lao động.

  • Thời gian để thực hiện hợp đồng (số tháng hoặc số ngày cụ thể);
  • Thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định về thời hạn hoặc xác định theo một công việc nhất định);
  • Thời điểm bắt đầu (đối với hợp đồng lao động không xác định về thời hạn làm việc).

(5) Mức lương theo công việc hoặc theo chức danh, hình thức thực hiện trả lương, thời hạn để trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

  • Mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác sẽ do hai bên thực hiện thỏa thuận;
  • Hình thức thực hiện trả lương: Trả lương theo thời gian hoặc theo sản phẩm hoặc khoán thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động hoặc tiền mặt;
  • Kỳ hạn trả lương: Tùy theo công việc người lao động được trả lương theo thời gian hay sản phẩm hay khoán mà sẽ xác định kỳ hạn trả lương phù hợp.

(6) Chế độ nâng bậc, nâng lương.

Theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện và thời gian hay mức tiền lương sau khi nâng bậc và nâng lương hoặc theo quy chế của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể.

(7) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Quảng cáo

Theo thỏa thuận của hai bên hoặc căn cứ theo nội quy và quy chế của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể và các quy định của pháp luật.

(8) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Căn cứ theo nội quy và quy chế của doanh nghiệp hoặc thỏa ước lao động tập thể và theo quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động.

(9) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.

(10) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng nghề.

Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đảm bảo về thời gian và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp.

Nội dung hợp đồng lao động đối với những công việc mang tính đặc thù

Ngoài những nội dung yêu cầu nêu trên thì với những công việc đặc thù theo ngành nghề hoạt động, hợp đồng lao động còn có thể có một số nội dung sau đây:

  • Đối với các công việc liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh công ty, bí mật về công nghệ: hai bên có thể thỏa thuận về nội dung và thời hạn bảo vệ bí mật cũng như quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động bị vi phạm;
  • Đối với các công việc trong các lĩnh vực về nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: hai bên có thể giảm một số nội dung cở bản nêu trên và thỏa thuận về bổ sung về phương thức giải quyết khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.

Phụ lục của hợp đồng lao động có giá trị pháp lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 403 Bộ luật dân sự năm 2015 khi quy định về phụ lục hợp đồng được ghi nhận cụ thể như sau:

1. Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục hợp đồng để quy định chi tiết về một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục của hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Các nội dung của phụ lục hợp đồng sẽ không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trong trường hợp phụ lục của hợp đồng có các điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì các điều khoản này sẽ không có hiệu lực, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác. Trong các trường hợp các bên chấp nhận về phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với các điều khoản trong hợp đồng thì sẽ coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi về nội dung.

Như vậy:

  • Về giá trị pháp lý của phụ lục hợp đồng: Phụ lục hợp đồng được coi là một bộ phận của hợp đồng dân sự và có giá trị pháp lý như hợp đồng đã thực hiện ký kết. Trường hợp phụ lục hợp đồng có quy định chi tiết về một số điều, khoản của hợp đồng mà dẫn đến cách hiểu khác so với hợp đồng ký kết ban đầu thì sẽ thực hiện theo nội dung của hợp đồng.
  • Về nội dung của phụ lục hợp đồng: Phụ lục hợp đồng sẽ dùng để quy định chi tiết về một số điều khoản hoặc thực hiện sửa đổi và bổ sung nội dung của hợp đồng dân sự. Trường hợp phụ lục hợp đồng dùng để sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng lao động thì sẽ phải ghi rõ về nội dung những điều khoản được sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. Quy định những nội dung của hợp đồng và phụ lục hợp đồng sẽ phải thống nhất nhau.

Thời gian hiệu lực của hợp đồng lao động?

Căn cứ theo điều 23 của Bộ Luật lao động lao động quy định về hiệu lực của hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên thực hiện giao kết hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có sự thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định cụ thể khác.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các về thời hạn của hợp đồng lao động trong bao lâu? Hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 1900 6518 của Luật Hùng Sơn để được giải đáp những thắc mắc bạn đang gặp phải.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn