Các giấy tờ quan trọng thường sẽ không nộp bản chính mà chỉ phải nộp bản sao đã công chứng, do đó văn bản này trên thực tế được sử dụng khá phổ biến nhằm thay thế cho bản chính khi thực hiện các giao dịch liên quan. Như vậy, ắt hẳn mọi người sẽ quan tâm đến thời hạn của bản sao đã công chứng này là bao lâu? Và trên thực tế áp dụng các cơ quan nhà nước thực hiện như thế nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết của công ty Luật Hùng Sơn để hiểu rõ hơn.
1. Thời hạn đối với bản sao công chứng theo luật định
Theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 như sau:
Giá trị pháp lý đối với bản sao được cấp từ các sổ gốc, hay các bản sao đã được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực, ngoài ra còn có hợp động và các giao dịch được chứng thực:
- Trong các giao dịch thì bản sao được CẤP từ các sổ gốc sẽ có giá trị sử dụng thay thế cho bản chính, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Và bản sao được CHỨNG THỰC từ bản chính theo quy định tại Nghị định này sẽ có giá trị sử dụng thay thế cho các bản chính đã được dùng để đối chiếu và chứng thực trong các giao dịch, tuy nhiên ngoại trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Luật Công chứng 2014 thì bản sao mà được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay thế cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch đều không quy định về thời hạn hết hiệu lực của bản sao được chứng thực, công chứng. Do vậy về nguyên tắc thì bản sao mà đã được công chứng hoặc chứng thực thì sẽ có giá trị sử dụng vô thời hạn.
2. Trên thực tế, thời hạn của bản sao công chứng được áp dụng:
Theo quy định của luật thì thời hạn của bản sao đã công chứng chứng thực là vô thời hạn. Tuy nhiên, trong thực tế lại khác, có nghĩa các bản sao đã được công chứng, chứng thực sẽ có thể chia thành hai loại:
- Bản sao có giá trị sử dụng vô thời hạn: thường là bản sao được chứng thực từ bảng điểm, hoặc bằng cử nhân, bằng kỹ sư, hay các giấy phép lái xe mô tô… thì sẽ có giá trị vô hạn, ngoại trừ các trường hợp dẫn đến bản chính đã bị thu hồi hoặc hủy bỏ.
- Bản sao có giá trị sử dụng hữu hạn: thường sẽ là các bản sao được chứng thực từ những loại giấy tờ mà có xác định thời hạn như Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (thời hạn 6 tháng), các Phiếu lý lịch tư pháp ( thời hạn 6 tháng), Giấy chứng minh Nhân dân ( thời hạn 15 năm)… thì bản sao đã được chứng thực sẽ chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn mà bản gốc còn hạn sử dụng.
Đồng thời, cán bộ thụ lý các giấy tờ trên có quyền yêu cầu người nộp xuất trình bản chính nhằm đối chiếu bản sao chứ cán bộ thụ lý không có quyền yêu cầu người nộp nộp bản sao mới.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện nay không có quy định đối với việc hạn chế về giá trị thời hạn sử dụng của bản sao mà đã được tiến hành chứng thực từ bản gốc nên có thể được hiểu là bản sao y sẽ có giá trị pháp lý cho đến khi nào bản chính bị thay đổi hay bản gốc không còn các giá trị pháp lý nữa. Đồng thời, những giấy tờ có thể có sự thay đổi, thông thường như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy đăng ký kết hôn… thì thường cơ quan tiếp nhận sẽ chỉ chấp nhận những giấy tờ mà đã được chứng thực trong vòng khoảng 3 tháng đến 6 tháng nhằm mục đích đảm bảo được tính xác thực, tính cập nhật mới nhất của những loại giấy tờ trên. Còn đối với các giấy tờ như hợp đồng đã được công chứng thì cơ quan tiếp nhận sẽ căn cứ theo thời hạn hiệu lực ghi trên hợp đồng đó. Ngoài ra, tùy theo tính chất công việc hay tùy theo nội dung mà thời hạn sẽ được duy trì.
Qua bài viết trên, hy vọng giúp ích một phần cho độc giả về thời hạn của bản sao công chứng theo pháp luật và theo thực tế áp dụng. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ cho công ty Luật Hùng Sơn của chúng tôi
TƯ VẤN MIẾN PHÍ 1900.6518
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2024 - 15/06/2024
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 15/06/2024
- Thông báo chương trình khuyến mại sở công thương - 15/06/2024