Chào luật sư, tôi có vấn đề pháp lý muốn luật sư tư vấn: Tôi hiện đang sử dụng hai diện tích đất cùng nằm trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội và đều đã được xây dựng nhà ở, bao gồm:
Quảng cáo
– Một mảnh đất rộng 76m2, được thừa kế từ ông bà từ năm 1976.
– Một mảnh đất có diện tích 80m2 do tôi nhận chuyển nhượng vào năm 1986 (có hợp đồng chuyển nhượng với chủ cũ).
Năm 2016, hai diện tích đất nói trên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hạn mức đất ở theo quy định của địa phương là 150m2.
Luật sư cho tôi hỏi, tôi muốn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hai mảnh đất này thì tôi phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính nào?
Với yêu cầu tư vấn trên của khách hàng, Luật Hùng Sơn xin đưa ra tư vấn như sau:
Luật sư tư vấn về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo thông tin được cung cấp, mảnh đất mà anh đang sử dụng gồm:
+ Thông qua được thừa kế mảnh đất 76 m² từ ông bà:
+ Nhận chuyển nhượng (mảnh đất có diện tích 80 m²).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 107Luật Đất đai 2013 quy đinh:
“1. Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm:
a) Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất;
b) Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê;
c) Thuế sử dụng đất;
d) Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
e) Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
g) Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.”
Theo đó, anh phải nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
1, Thuế sử dụng đất
là thuế mà người sử dụng đất phải đóng hàng năm cho Nhà nước trong thời hạn sử dụng đất không phân biệt mục đích sử dụng đất giữa các loại đất.
Quảng cáo
Anh có nghĩa vụ phải đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vì hai mảnh đất của ông dùng để ở, là đối tượng phải nộp thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010: “Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.” Anh là người nộp thuế thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 4 Luật này: “Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.”
2, Lệ phí trước bạ
là nghĩa vụ tài chính của các chủ sở hữu, chủ sử dụng các tài sản thuộc diện phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, nhà đất là đối tượng chịu lệ phí trước bạ nên khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ nộp.
Tuy nhiên, anh chỉ phải có nghĩa vụ này đối với mảnh đất được chuyển nhượng năm 1986 mà không đối với mảnh đất được bố mẹ anh để lại bởi theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định trường hợp được miễn lệ phí trước bạ: “Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Anh phải nộp lệ phí trước bạ bằng 0,5% giá tính lệ phí trước bạ (Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ).
3, Lệ phí địa chính
là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính. Lệ phí này do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành phố Hà Nội quyết định.
4, Các khoản phí về đất đai
Ngoài việc nộp lệ phí, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân còn phải nộp phí một số khoản phí khác: Khoản phí đo đạc, lập bản đồ địa chính; Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất là khoản thu mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất, gồm: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính.
Với đội ngũ chuyên viên pháp lý trình độ, kinh nghiệm cao, Luật Hùng Sơn chuyên thực hiện các dịch vụ pháp lý liên quan đến Đất đai. Ngoài ra, Luật Hùng Sơn chuyên tư vấn về Doanh nghiêp, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nếu bạn có vướng mắc pháp lý.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí của công ty Luật Hùng Sơn theo số 1900 6518(từ 8:00 -18:00).
♦ Tư vấn ngoài giờ hành chính liên hệ: 0964509555 – 0969329922.
♦ Địa chỉ văn phòng ở Hà Nội: Phòng C415, Cầu thang 7, Tòa nhà Sông Đà Mỹ Đình, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.