Chúng ta thường nghe rất nhiều về việc tạm giam hay tạm giữ nhưng với những người không có sự am hiểu rộng rãi về lĩnh vực pháp lý, tất sẽ không thể nắm rõ thế nào về vấn đề này. Khi nào bị tạm giam, tạm giữ theo quy định pháp luật? Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn đọc có thể nắm rõ hơn về vấn đề này thông qua các quy định pháp luật sau đây.
1. Thế nào là tạm giam, tạm giữ theo quy định?
Căn cứ theo Điều 109 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ được phép áp dụng những biện pháp bắt giữ khi gặp phải một trong những trường hợp sau đây:
– Muốn kịp thời ngăn chặn tội phạm.
– Khi có căn cứ để chứng tỏ rằng người bị buộc tội sẽ gây ra khó khăn cho việc điều tra, truy tố và xét xử.
– Khi có căn cứ để cho rằng người bị buộc tội sẽ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội của mình.
– Đảm bảo cho việc thi hành án.
Và theo quy định pháp luật hình sự thì tạm giam hay tạm giữ cũng chính là một biện pháp nhằm ngăn chặn những trường hợp trên đây. Người bị tạm giam chính là bị cáo, bị can, người bị phạt tù hay người bị kết án tử hình mà bản án vẫn chưa có hiệu lực pháp luật hoặc là đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ theo quy định pháp luật có liên quan. Người bị tạm giữ chính là người đang bị quản lý ở tại cơ sở giam giữ trong thời gian mà bị tạm giữ hay gia hạn tạm giữ.
2. Khi nào bị tạm giam, tạm giữ?
Đối với tạm giữ
Căn cứ theo Điều 117 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì tạm giữ chính là một biện pháp ngăn chặn được sử dụng để bắt giữ người phạm tội trong trường hợp phạm tội quả tang, khẩn cấp, người phạm tội đầu thú hoặc tự thú, hoặc là tạm giữ theo quyết định truy nã.
Thời hạn tạm giữ đối với người tạm giữ cũng được quy định là không quá 3 ngày. Trong những trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ cũng có thể được gia hạn nhưng không được quá 3 ngày. Và cũng trong một số trường hợp được xem xét mang tính đặc thù thì người ra quyết định vẫn có thể gia hạn tiếp tục lần thứ hai nhưng không được quá 3 ngày. Như vậy, thời hạn tối đa mà một người có thể bị tạm giữ theo quy định là 9 ngày.
Đối với tạm giam
Căn cứ theo Điều 119 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì tạm giam chính là một biện pháp được áp dụng đối với bị cáo, bị can về tội rất nghiêm trọng hoặc là tội đặc biệt nghiêm trọng. Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp tạm giam khi gặp phải những trường hợp cụ thể như sau:
– Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng mà có hình phạt tù có thời hạn trên 2 năm khi:
- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng người phạm tội vẫn tiếp tục vi phạm.
- Không xác định được lý lịch cụ thể của bị can hoặc là không có nơi cư trú rõ ràng.
- Bỏ trốn và sau đó bị bắt theo quyết định truy nã hoặc là có dấu hiệu bỏ trốn.
- Tiếp tục phạm tội hoặc là có dấu hiệu tiếp tục việc phạm tội.
- Có hành vi cưỡng ép, mua chuộc, xúi giục người khác để khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai với sự thật.
- Tiêu hủy, giả mạo chứng cứ hoặc tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản có sự liên quan đến vụ án.
- Đe dọa, khống chế hoặc là trả thù người bị hại, người làm chứng, người tố giác tội phạm và cả người thân thích của những người này.
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng mà hình phạt tù có thời hạn cho đến 2 năm nếu như tiếp tục phạm tội hoặc là bỏ trốn và sau đó bị bắt theo quyết định truy nã.
Căn cứ theo Điều 173 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì thời hạn tạm giam bị can để thực hiện điều tra sẽ không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, thời hạn tạm giam không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, thời hạn tạm giam không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và cả tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong trường hợp vụ án có nhiều các tình tiết phức tạp và cần phải có thời gian dài hơn để điều tra, không có căn cứ để thay đổi hoặc là hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất sẽ là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị đến Viện kiểm sát để gia hạn như sau:
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì có thể thực hiện gia hạn tạm giam một lần nhưng không được quá 1 tháng.
– Đối với tội phạm nghiêm trọng thì có thể thực hiện gia hạn tạm giam một lần nhưng không được quá 2 tháng.
– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì có thể thực hiện gia hạn tạm giam một lần nhưng không được quá 3 tháng.
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì có thể thực hiện gia hạn tạm giam một lần nhưng không được quá 4 tháng.
Trên đây là các quy định pháp luật giải đáp cho thắc mắc khi nào bị tạm giam, tạm giữ. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề này hoặc là có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
- Thủ Tục Giải Thể Công Ty – Doanh Nghiệp Theo Quy Định Năm 2023 - 05/11/2023
- Địa chỉ làm lý lịch tư pháp ở Hà Nội trong ngày - 18/10/2023
- Lý lịch tư pháp online theo đúng quy định hiện nay - 18/10/2023