Tạm đình chỉ công tác được quy định như thế nào?

Trong quá trình hoạt động và làm việc, trong cơ quan nhà nước hay trong doanh nghiệp, tổ chức… thì sẽ không tránh khỏi những vấn đề sai phạm có thể xảy ra. Việc này dẫn đến người đứng đầu có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác hoặc công việc người lao động đang thực hiện. Vì thế, vấn đề tạm đình chỉ trong công tác được mọi người hết sức quan tâm và đặt nhiều câu hỏi. Để giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về các vấn đề xoay quanh tạm đình chỉ trong công tác và công việc, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp một số thông tin được quy định như sau.

Quảng cáo

1. Thế nào là tạm đình chỉ công tác?

Tạm đình chỉ chính là một biện pháp tạm thời sẽ được áp dụng trong một số trường hợp cần thiết và có căn cứ pháp luật để ra quyết định tạm đình chỉ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thông thường sẽ xảy ra việc tạm đình chỉ trong công tác với những trường hợp sau:

– Tạm đình chỉ công tác đối với công chức, cán bộ.

– Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức.

– Tạm đình chỉ công tác khi có vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng.

Như vậy, có thể thấy việc tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật rất rộng, trải dài hầu hết mọi lĩnh vực. Nhưng nếu chỉ bao quát về các hoạt động, làm việc của các đối tượng lao động, làm việc hiện nay và được mọi người quan tâm rộng rãi thì có thể kể đến công chức cán bộ, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn.

tậm đình chỉ công tác

2. Tạm đình chỉ công tác đối với công chức, cán bộ khi xem xét và xử lý kỷ luật

a) Khi nào tạm đình chỉ công tác với công chức, cán bộ?

Căn cứ theo Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì việc tạm đình chỉ công tác với công chức, cán bộ sẽ được quy định như sau: Tổ chức, cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật công chức, cán bộ, nếu như công chức, cán bộ ấy liên tục làm việc có thể gây ra khó khăn cho việc xem xét và xử lý.

Như vậy, trong trường hợp này, căn cứ để tạm đình chỉ bao gồm hai điều kiện sau:

– Đang trong thời gian xem xét và xử lý kỷ luật.

– Nếu như để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc thì có thể gây ra khó khăn cho việc xem xét và xử lý.

b) Mức lương được hưởng trong thời gian tạm đình chỉ là thế nào?

Về mức lương được hưởng: Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc là bị tạm giam, tạm giữ để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì cán bộ, công chức sẽ được hưởng lương theo các quy định của Chính phủ.

– Đối với công chức, căn cứ theo Điều 24 của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP thì trong thời gian tạm đình chỉ, công chức sẽ được hưởng 50% mức lương theo ngạch, theo bậc hiện hưởng và có cộng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

– Và sau khi đã giải quyết, tùy vào từng kết quả xử lý mà chính sách lương được hưởng của công chức sẽ được quy định như sau:

  • Nếu như công chức không bị kỷ luật hoặc là được kết luận oan, sai thì sẽ được truy lĩnh 50% số lương còn lại trong thời gian tạm đình chỉ của họ và sẽ được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
  • Nếu như công chức bị kỷ luật hoặc là bị Tòa án tuyên là có tội thì sẽ không được truy lĩnh 50% số lương còn lại chưa được hưởng trong thời gian tạm đình chỉ.

c) Thời hạn tạm đình chỉ công tác được quy định thế nào?

Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định sẽ không quá 15 ngày.

Trong trường hợp cần thiết thì có thể kéo dài thêm thời gian tạm đình chỉ nhưng tối đa sẽ không quá 15 ngày.

=> Như vậy, thời gian tạm đình chỉ sẽ không quá 30 ngày.

3. Tạm đình chỉ công tác khi có vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng

a) Căn cứ để tạm đình chỉ công tác

Theo Điều 43 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP có quy định hướng dẫn về Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì việc quyết định tạm đình chỉ công tác đối với người mà có chức vụ, quyền hạn chỉ được thực hiện khi có các căn cứ để cho rằng người đó có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và việc này có thể gây ra khó khăn cho việc xem xét và xử lý nếu như vẫn tiếp tục làm việc, cụ thể như sau:

– Căn cứ để cho rằng người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tham nhũng khi thuộc vào một trong những trường hợp sau:

  • Có văn bản yêu cầu từ Cơ quan thanh tra, cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
  • Qua xác minh và làm rõ nội dung theo đơn tố cáo thì có phát hiện người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng.
  • Qua công tác tự kiểm tra ở trong tổ chức, cơ quan, đơn vị phát hiện ra người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng.
  • Qua công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành phát hiện ra người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

– Người có chức vụ, quyền hạn được coi là có thể gây ra khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người đó có một trong những hành vi sau:

  • Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc là cung cấp thông tin và tài liệu không đầy đủ, sai sự thật.
  • Cố ý trì hoãn, trốn tránh và không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh và làm rõ hành vi tham nhũng.
  • Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu và tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán đi tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hay ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc là dùng hình thức khác để che giấu đi hành vi vi phạm pháp luật, gây nên khó khăn cho việc xác minh và làm rõ.

b) Tạm đình chỉ trong trường hợp này được quy định là bao lâu?

Thời hạn tạm đình chỉ, căn cứ theo Điều 47 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

c) Chế độ được hưởng trong thời gian tạm đình chỉ công tác

Căn cứ theo Điều 51 của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP thì người mà có chức vụ, quyền hạn trong thời gian bị tạm đình chỉ sẽ không được giữ nguyên chế độ, chính sách cũng như các quyền, lợi ích hợp pháp khác như khi ở vị trí công tác trước khi tạm đình chỉ.

4. Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức

a) Căn cứ để tạm đình chỉ 

Cũng như trường hợp của công chức, cán bộ thì việc tạm đình chỉ trong công tác với viên chức sẽ là biện pháp được áp dụng để tạo sự thuận tiện cho việc xem xét, kỷ luật.

Quảng cáo

Căn cứ theo Điều 54 của Luật Viên chức năm 2010 thì trong thời gian xử lý kỷ luật, người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ quyết định việc tạm đình chỉ của viên chức nếu như thấy việc tiếp tục để người này làm việc có thể gây ra khó khăn cho việc xem xét và xử lý kỷ luật.

Như vậy, việc tạm đình chỉ công tác đối với viên chức cũng được áp dụng khi có hai điều kiện sau:

– Đang trong thời gian xem xét và xử lý kỷ luật.

– Nếu như viên chức đó tiếp tục làm việc thì có thể gây ra khó khăn cho việc xem xét và xử lý.

b) Mức lương viên chức được hưởng trong thời gian tạm đình chỉ 

Về mức lương được hưởng, căn cứ theo Điều 23 của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP có quy định như sau:

– Mức lương trong thời gian tạm đình chỉ: Viên chức sẽ được hưởng 50% còn lại của mức lương hiện hưởng và cả những khoản phụ cấp nêu trên trong thời gian tạm đình chỉ.

– Và sau khi đã giải quyết, tùy vào từng kết quả xử lý mà chính sách lương được hưởng của viên chức sẽ được quy định như sau:

  • Nếu như viên chức không bị kỷ luật hoặc là được kết luận oan, sai thì sẽ được truy lĩnh 50% số lương còn lại trong thời gian tạm đình chỉ.
  • Nếu như viên chức bị kỷ luật hoặc là bị Tòa án tuyên là có tội thì sẽ không được truy lĩnh 50% số lương còn lại chưa được hưởng trong thời gian tạm đình chỉ.

c) Thời hạn tạm đình công tác đối với viên chức là bao lâu?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 54 của Luật Viên chức năm 2010 thì thời gian tạm đình chỉ của viên chức sẽ không quá 15 ngày. Nếu như cần thiết thì có thể kéo dài thêm nhưng không được quá 30 ngày.

Đồng thời, pháp luật cũng quy định nếu hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu như viên chức không bị xử lý kỷ luật thì sẽ được bố trí vào vị trí làm việc cũ.

5. Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động làm việc

a) Thế nào là tạm đình chỉ công việc với người lao động?

Đối với lao động làm việc, tạm đình chỉ công việc không phải là hình thức xử lý kỷ luật lao động, cũng không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với người sử dụng lao động khi họ tiến hành xử lý kỷ luật người lao động.

Biện pháp tạm đình chỉ công việc này được quy định cụ thể tại Điều 129 của Bộ luật Lao động năm 2012, tạo điều kiện để cho người sử dụng lao động có thể áp dụng khi vụ việc phát hiện có quá nhiều tình tiết phức tạp, nếu như để người lao động tiếp tục làm công việc này thì sẽ gây ra khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh và thu thập chứng cứ.

b) Khi nào sẽ phải tạm đình chỉ công việc với người lao động?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 129 của Bộ luật Lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động sẽ chỉ được thực hiện quyền tạm đình chỉ sau khi đã xem xét ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở.

Việc tạm ngưng công việc của người lao động cũng chỉ nhằm mục đích điều tra, xác minh sự việc nhanh chóng, chính xác, để làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hoặc là bồi thường thiệt hại công bằng, đảm bảo cho việc kỷ luật trong đơn vị.

Vì vậy, cho dù ý kiến của công đoàn cơ sở vẫn là không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động vẫn có quyền quyết định và sẽ tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

c) Sẽ tạm đình chỉ công việc với người lao động trong thời gian bao lâu?

Vì để đảm bảo hết mức quyền lợi của người lao động trong trường hợp này thì pháp luật chỉ quy định thời gian tạm đình chỉ sẽ không quá 15 ngày.

Tuy nhiên, nếu thuộc vào trường hợp đặc biệt (như có vi phạm liên quan trực tiếp đến tài sản, tài chính, bí mật công nghệ hay bí mật kinh doanh…) thì có thể kéo dài thời gian tạm đình chỉ nhưng không được quá 90 ngày.

Và khi đã hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động sẽ phải nhận người lao động đã bị tạm đình chỉ trở lại làm công việc.

d) Mức lương được hưởng trong thời gian tạm đình chỉ công việc với người lao động

Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động sẽ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị tạm đình chỉ công việc của mình.

Căn cứ theo điều 129 của Bộ luật Lao động năm 2012 thì mức lương sau khi đã hết thời gian tạm đình chỉ:

– Trong trường hợp mà người lao động bị xử lý kỷ luật thì người lao động sẽ phải trả lại số tiền đã tạm ứng trước đó.

– Trong trường hợp mà người lao động không bị xử lý kỷ luật thì người lao động sẽ được chi trả đủ số lương còn thiếu trong thời gian đã bị tạm đình chỉ công việc.

Trên đây là các quy định của pháp luật về việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, tạm đình chỉ đối với viên chức, tạm đình chỉ đối với người có chức vụ, quyền hạn khi có vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và cả tạm đình chỉ công việc đối với người lao động. Mỗi một đối tượng tạm đình chỉ sẽ có quy định cụ thể về thời gian, mức lương cũng như căn cứ để đưa ra quyết định tạm đình chỉ. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn