logo

Giao hàng bằng tàu gặp bão khiến hàng bị hư hại có là sự kiện bất khả kháng không?

Tình huống: anh A và anh B tiến hành giao kết hợp đồng với nhau một công việc rằng anh A phải giao đúng số lượng hàng là 100 chiếc xe máy cho anh B bằng đường thủy và anh B sẽ trả tiền cho anh A. Nhưng ngày mà anh A đi giao hàng, trên biển lại có gió bão lớn và khiến số hàng hóa là 100 chiếc xe gần như hư hỏng hết. Vậy việc gió bão quá lớn dẫn đến số hàng bị hư hại có phải là sự kiện bất khả kháng không? Và nếu như đó là sự kiện bất khả kháng thì có bồi thường không? Dưới đây là giải đáp của chúng tôi.

Quảng cáo

Các căn cứ pháp lý 

– Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 156 và Điều 351).

1. Sự kiện bất khả kháng là gì?

– Căn cứ theo Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.Như vậy, có thể hiểu một sự kiện được coi là bất khả kháng nếu như thỏa mãn được đủ các điều kiện sau đây:

  • Đó là một sự kiện xảy ra một cách hoàn toàn khách quan hay còn được gọi là sự kiện khách quan, tức là sự kiện ấy hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Ví dụ: đó là sự kiện lũ, bão, động đất, gió lốc, …
  • Sự kiện ấy không thể nào có thể lường trước được tại thời điểm hợp đồng được giao kết giữa hai bên hoặc không thể lường trước được trong quá trình bên có nghĩa vụ đang thực hiện hợp đồng cho đến thời điểm có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra.
  • Không thể khắc phục được hậu quả do sự kiện ấy gây ra dù cho bên có nghĩa vụ đã cố gắng áp dụng hết tất cả mọi biện pháp cần thiết và cho phép trong khả năng của mình.

– Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 9/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về ban hành những quy định trong kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và để xử lý vi phạm hợp đồng mua bán sử dụng điện thì “Sự kiện bất khả kháng bao gồm mưa, giông, bão, lốc, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, phá hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

Xem thêm >>> Đòi bồi thường từ ai khi người gây thiệt hại chết?

Quảng cáo

sự kiện bất khả kháng

2. Trường hợp trong tình huống trên có phải là sự kiện bất khả kháng không? Và có phải chịu trách nhiệm dân sự không?

Để xem xét xem trường hợp của anh A trong tình huống trên có phải là sự kiện bất khả kháng không thì phải căn cứ vào các điều kiện cấu thành. Vì vậy, trong tình huống trên có thể chia làm hai trường hợp để xem xét có đủ điều kiện hình thành không.

– Trường hợp 1:

Trên đường vận chuyển hàng theo yêu cầu của bên B, việc gió bão là một sự kiện có thể lường trước được khi biết trước được gió bão lớn xảy ra trên biển thông qua các kênh thủy văn hiện tượng và dự báo thời tiết, nên vẫn có khả năng áp dụng những biện pháp và khả năng cho phép để khắc phục hậu quả xảy ra là hàng bị hư hỏng. Vậy nên trường hợp này không được xem là sự kiện bất kháng.

– Trường hợp 2:

Trên đường vận chuyển hàng theo yêu cầu của bên B, việc gió bão xảy ra là một sự kiện hoàn toàn khách quan, không thể lường trước được bởi không hề được dự báo trước thời tiết và hiện tượng trên biển là có bão dù đã xem dự báo về hiện tượng (đã tìm cách khắc phục hậu quả: tức là đã xem dự báo để có bão lũ xảy ra thì sẽ không vận chuyển hàng) nên trường hợp này được xem là sự kiện bất khả kháng.

Và căn cứ theo Khoản 1 điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu như trường hợp trong tình huống đã cho là trường hợp 1 thì vẫn có trách nhiệm dân sự đối với A, tức là A vẫn phải bồi thường do vi phạm nghĩa vụ là không thể giao hàng vì đây không phải sự kiện bất khả kháng. Và căn cứ theo Khoản 2 Điều 351 Bộ luật này, nếu như trường hợp trong tình huống đã cho là trường hợp thứ 2 thì sẽ không chịu trách nhiệm dân sự, tức là không phải bồi thường do vi phạm nghĩa vụ giao hàng vì đây hoàn toàn là sự kiện bất khả kháng.

Trên đây là những thông tin mà Công ty Luật Hùng Sơn giải đáp về sự kiện bất khả kháng trong tình huống đã đặt ra. Nếu như có thắc mắc hoặc góp ý, xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn