Tình huống: A là sinh viên của một trường đại học thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng do A đã thi rớt chỉ của một vài môn nên hạn ra trường sẽ bị lùi lại cho đến khi nào A hoàn thành xong tất cả các chỉ của học phần đại học. A được tư vấn về một dịch vụ làm bằng giả bởi một người bạn, do cần bằng để được xin làm công ty làm việc nên A đã quyết định làm liều thanh toán tiền cho dịch vụ làm bằng giả để được có một tấm bằng tốt nghiệp đại học và đã được xin vào công ty. Như vậy, hành vi sử dụng bằng đại học làm giả sẽ phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?
1. Cơ sở pháp lý chỉ rõ vấn đề sử dụng bằng đại học làm giả.
– Bộ luật Hình sự năm 2015 có sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Điều 341).
– Nghị định 139/2013/NĐ-CP xử phạt trong vi phạm lĩnh vực giáo dục (Điều 16).
2. Trách nhiệm hình sự có thể bị gánh chịu khi sử dụng bằng đại học làm giả.
Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về tội sử dụng những loại giấy tờ làm giả như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Phạm tội 02 lần trở lên;
- c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;”
Như vậy, nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sau đây thì A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng bằng đại học làm giả của mình:
– Về chủ thể của tội phạm:
Vì đây là chủ thể thường nên yêu cầu đối với chủ thể trong điều luật này chỉ cần đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (trong trường hợp này là cần đủ 16 tuổi trở lên) và phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật này, nếu đủ hai điều kiện về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự thì A thỏa điều kiện về mặt chủ thể của tội phạm.
– Về khách thể của tội phạm:
Đối tượng bị tác động trong trường hợp ở tình huống nêu trên là giấy tờ làm giả cụ thể là bằng đại học làm giả. Khách thể trực tiếp của tội phạm trong tình huống nêu trên là quyền hoạt động của công ty nơi A đang làm việc (nơi tiếp nhận bằng đại học làm giả của A).
– Về mặt chủ quan của tội phạm:
Đối với hành vi của A, thì lỗi ở đây được hiểu là lỗi cố ý bởi vì A biết được việc sử dụng giả giấy tờ cụ thể là bằng đại học làm giả sẽ vi phạm pháp luật nhưng A vẫn quyết định sử dụng để nộp cho công ty nơi A làm việc với mục đích hòng được hưởng lương do làm việc.
– Về mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan của tội phạm: đây là hành vi sử dụng giấy tờ làm giả cụ thể là sử dụng bằng đại học làm giả để lừa dối cơ quan, công ty nơi mình làm việc.
- Hậu quả của tội phạm: Trong trường hợp ở tình huống nêu trên thì hậu quả là dấu hiệu không bắt buộc, chỉ cần A có hành vi như trên để đạt được mục đích của bản thân thì đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Trách nhiệm hành chính có thể áp dụng đối với hành vi sử dụng bằng đại học làm giả:
Nếu như hành vi của A chưa đủ các yếu tố để cấu thành tội phạm như Điều 341 Bộ luật Hình sự đã quy định thì vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo khoản 3 và khoản 5 Điều 16 của Nghị định 139/2013/NĐ-CP xử phạt trong vi phạm lĩnh vực giáo dục:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”.
Kết luận: Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề sử dụng bằng đại học làm giả trong tình huống nêu trên. Nếu có thông tin hoặc thắc mắc về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ để được biết thêm chi tiết.