Nếu người để lại di sản là người không biết chữ làm thế nào để chia?

Theo quy định thì văn bản mà người không biết chữ để lại di sản làm thế nào mới có hiệu luật? Có phải công chứng, chứng thực với văn bản mà người không biết chữ để lại hay không? Làm thế nào để chia di sản đó?

Quảng cáo

người để lại di chúc không biết chữ

1. Nếu người để lại di sản là người không biết chữ làm thế nào để chia?

Kính gửi luật sư Hùng Sơn, tôi có một câu hỏi mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư. Cha tôi qua đời đã lâu, tôi và anh trai sống với mẹ. Nhưng đến cuối năm 2017, mẹ cũng qua đời, sau đó anh tôi có đề cập về tài sản của cha mẹ. Anh trai tôi có đưa văn bản trong đó có nêu mẹ tôi tặng cho anh trai tôi tất cả các tài sản mà mẹ hiện có gồm nhà cửa, ruộng vườn, giấy này được lập 2010 có điểm chỉ của mẹ tôi và được xác nhận của UBND, điều đáng nói ở đây là mẹ tôi không biết chữ và giấy tờ này hoàn toàn không có người làm chứng, các tài sản trên hiện vẫn đứng tên của mẹ tôi. Tuy nhiên, anh trai tôi cho rằng, anh đã được mẹ trao tặng tất cả các tài sản trên, do đó nó thuộc quyền sở hữu của anh. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này, tôi có thể được hưởng di sản mà mẹ tôi để lại hay không?

Trả lời:

Đầu tiên, cần xét đến tính hợp pháp văn bản có nội dung cho tặng anh trai mà mẹ bạn để lại.

Theo quy định Điểm a Khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai 2013 cụ thể như sau:

Đối với hợp đồng chuyển nhượng,góp vốn, thế chấp và tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc người sử dụng đất cần phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng này, chỉ trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này về kinh doanh bất động sản.

Theo đó, Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về địa điểm chứng thực đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính, cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch quy định cụ thể như sau:

Quảng cáo

– Việc chứng thực các tài liệu nêu trên được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức nơi mà có thẩm quyền chứng thực, tuy nhiên nếu người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, trường hợp không thể đi lại được, hoặc người yêu cầu thuộc diện tạm giam, tạm giữ, đang thi hành án phạt tù hoặc trường hợp có lý do chính đáng khác thì chứng thực di chúc, chứng thực giao dịch,hợp đồng, chứng thực chữ ký thì có thể thực hiện tại nơi của người yêu cầu chứng thực.

– Đồng thời, khi thực hiện chứng thực cần bắt buộc phải ghi rõ địa điểm chứng thực; nếu rơi vào các trường hợp chứng thực ngoài trụ sở thì cần  phải ghi rõ chính xác về thời gian (giờ, phút) chứng thực.

Theo khoản 2 Điều 48 của Luật Công chứng năm 2014 quy định nếu người yêu cầu công chứng, người phiên dịch, người làm chứng không ký được do không biết ký hoặc bị khuyết tật thì việc điểm chỉ sẽ là hình thức được thay thế việc ký.

Như vậy, theo thông tin bạn trình bày thì văn bản tặng cho tài sản ruộng, vườn, nhà ở của mẹ bạn cho anh trai bạn được lập từ năm 2010, tức là trước thời điểm mà mẹ bạn qua đời, được UBND xã chứng thực. Do đó, nếu văn bản này chứng thực phù hợp về mặt thời gian, địa điểm và đã được điểm chỉ bởi mẹ của bạn thì văn bản này hoàn toàn hợp pháp. Bởi vì, trong quá trình lập văn bản và trong quá trình yêu cầu UBND xã chứng thực tuy rằng mẹ bạn không biết chữ, người chứng thực văn bản có thể đọc cho mẹ của bạn nghe về văn bản này và mẹ bạn đồng ý điểm chỉ thay cho ký tên. Do vay, văn bản này sẽ có hiệu lực nên số tài sản mà mẹ bạn cho anh trai sẽ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của anh trai bạn.

Thứ hai, đối với câu hỏi bạn có được chia di sản nêu trên hay không thì vấn đề này bạn cần phải có yêu cầu cơ quan công an xác minh đối với văn bản cho tặng nêu trên có đúng thẩm quyền về thời gian , địa điểm, dấu điểm chỉ,… có phải thật sự là của mẹ bạn hay không. Trường hợp nếu có sai phạm đồng nghĩa với việc văn bản đó hoàn toàn vô hiệu và bạn sẽ được hưởng di sản, được chia theo pháp luật.

 Hy vọng bài viết của chúng tôi giúp ích cho bạn.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn