Hành vi cho vay nặng lãi không hề xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Trong một số trường hợp, để có hành vi cho vay nặng lãi thì phải có môi giới cho vay nặng lãi. Vậy nếu môi giới cho người khác vay nặng lãi có bị xử lý hình sự không? Luật Hùng Sơn sẽ hướng dẫn vấn đề này qua bài viết sau đây.
1. Giới thiệu Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn xử lý cho vay nặng lãi
Theo quy định pháp luật hiện hành, chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn về việc xử lý đối với người có hành vi môi giới cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, Tòa án nhân tối cao đang dự thảo Nghị quyết hướng dẫn Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cho vay nặng lãi và xét xử vụ án cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Từ Nghị quyết đang dự thảo, có thể đề xuất một số hướng xử lý cụ thể đối với người môi giới cho người khác vay nặng lãi.
2. Cách xác định số tiền thu lợi bất chính
Thu lợi bất chính là số tiền lãi thu được sau khi đã trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm theo các quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp mà hành vi cho vay nặng lãi được thực hiện với nhiều người thì khoản tiền thu lợi bất chính được xác định sẽ là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được từ tất cả những người vay, nếu như hành vi cho vay nặng lãi được thực hiện một cách kế tiếp nhau, liên tục về mặt thời gian.
Có thể xác định số tiền thu lợi bất chính qua 2 trường hợp cụ thể sau:
- Trường hợp giao dịch dân sự chưa hết thời hạn mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính sẽ được xác định theo số tiền mà người vay thực tế trả.
- Ví dụ: anh A cho anh B vay 600 triệu đồng trong khoảng thời gian 2 tháng, tiền lãi là 150 triệu đồng được trả làm 2 đợt cho đến khi hết hạn hợp đồng. Khi hết hạn 1 tháng thì anh B chỉ mới trả được 80 triệu thì hành vi cho vay nặng lãi bị cơ quan thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn. Trong trường hợp này, số tiền thu lợi bất chính được xác định là 80 triệu trừ đi số tiền lãi 10 triệu (mức lãi suất 20%/năm theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2015).
- Trường hợp giao dịch dân sự đã hết hạn mà người vay chưa trả được tiền lãi hoặc người vay chỉ mới trả được một phần tiền lãi thì số tiền thu lợi bất chính vẫn sẽ được xác định trên cơ sở của cả thời gian của giao dịch dân sự.
3. Đề xuất truy cứu trách nhiệm hình sự khi môi giới cho vay nặng lãi
Ngoài ra, tại Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết đã hướng dẫn và đề xuất xử lý hình sự đối với 2 trường hợp sau đây:
- Người môi giới cấu kết với người cho vay có thu phí dịch vụ của người vay để thực hiện thu lợi bất chính thì khoản tiền này sẽ được cộng với tiền lãi để tính lãi suất và tiền thu lợi bất chính khi xem xét trách nhiệm hình sự;
- Trường hợp mà người trung gian thực hiện hành vi môi giới, tư vấn… hoặc có hành vi khác tham gia vào quá trình cho vay nặng lãi (như lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, góp vốn…) mà biết rõ để thực hiện hành vi cho vay nặng lãi và vẫn thực hiện thì sẽ bị xử lý hình sự với vai trò là đồng phạm trong vụ án cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Trên đây là một số thông tin mới nhất về đề xuất xử lý hình sự đối với người môi giới cho vay nặng lãi. Ngoài ra, nếu như bạn đọc có còn vướng mắc về vấn đề pháp lý nào, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn qua hotline: 0964.509.555 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn và giải đáp chi tiết.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023