logo

Lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi và bị xử lý như thế nào?

Hiện nay tình trạng cho vay nặng lãi diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường. Nhiều người lợi dụng sự khó khăn của người khác mà cho vay với mức lãi suất cát cổ. Vậy hiện nay pháp luật quy định mức lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi? Và các chế tài xử lý cho vay nặng lãi như thế nào? Sau đây Luật Hùng Sơn cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này:

Quảng cáo

Câu hỏi:

Xin chào luật sư của Công ty Luật Hùng Sơn, Luật sư cho tôi hỏi, hiện nay quy định lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi? Và tội cho vay nặng lãi sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Bộ phận tư vấn của Luật Hùng Sơn. Hành vi cho vay nặng lãi ngày càng trở nên phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng kinh tế, đời sống xã hội của người dân. Nhiều người cho vay hoặc đi vay tiền nhưng không nắm rõ lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi? Dẫn đến vi phạm các quy định trong Luật. Dưới đây là câu trả lời đã được Luật Hùng Sơn nghiên cứu và phân tích.

I. Mức lãi suất bao nhiêu bị coi là cho vay nặng lãi?

1. Mức lãi suất theo quy định bộ luật dân sự

Theo quy định của pháp luật hành vi bị xem là cho vay nặng lãi là hành vi cho người khác vay tiền với lãi suất cao hơn mức lãi suất được cho phép, có quy định pháp luật trong Bộ Luật dân sự và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 148 Bộ Luật Dân Sự 2015 thì mức lãi suất trong giao dịch dân sự cụ thể, lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Quảng cáo

  • Trường hợp 1 có thỏa thuận về lãi suất yêu cầu lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm giá trị khoản tiền vay.

  • Trường hợp 2 lãi suất theo thỏa thuận vượt quá mức giới hạn được quy định tại khoản này, thì mức lãi vượt quá sẽ không có giá trị.

 

Như vậy, lãi suất thỏa thuận trong giao dịch dân sự bị khống chế ở mức tối đa 20%/năm. Từ đó ta có thể tính lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng như sau: 20%: 12 tháng = 1,666% tháng. Vì vậy, lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự mặc dù các bên có thỏa thuận với nhau nhưng cũng không thể vượt quá mức 20%/năm theo quy định của pháp luật.

Nếu có trường hợp mức lãi suất cho vay vượt quá mức 1,666%/tháng và 20%/năm thì pháp luật sẽ không bảo vệ và nó trở nên vô hiệu.

2. Mức lãi suất cấu thành tội cho vay nặng lãi của bộ Luật Hình Sự

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội cho vay nặng lãi như sau: “Người trong giao dịch dân sự, thực hiện hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức cao nhất quy định trong luật dân sự và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng – 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này/ đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn tái vi phạm.

Như vậy, để cấu thành tội cho vay nặng lãi theo quy định của pháp luật hình sự phải thỏa mãn hai điều kiện sau:

  • Thứ nhất, lãi suất cho vay cao hơn mức cao nhất mà pháp luật quy định, từ 5 lần trở lên cụ thể: 5 x 1,666% tháng = 8,33%/tháng và bằng 5 x 20%/năm = 100%/tháng. Như vậy, nếu mức lãi suất cho vay cao hơn 8.33%/tháng và cao hơn 100%/năm sẽ bị coi là cho vay nặng lãi.
  • Thứ hai, thu lợi bất chính từ 30 triệu đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính khi vi phạm hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án và còn tiếp tục vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Căn cứ trong Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/09/2019 của Tòa án nhân dân tối cao, về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong quá trình xét xử thì khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự được tính là: tổng số tiền lãi được người phạm tội thu của tất cả người vay khi thực hiện liên tiếp các hành vi cho vay nặng lãi.

lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi

II. Hành vi cho vay nặng lãi sẽ bị xử lý như thế nào theo Luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 201 bộ Luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 và trong Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/09/2019 của Tòa án nhân dân về việc: thông báo kết quả giải đáp thắc mắc trực tuyến trong xét xử thì mức xử phạt về tội cho vay nặng lãi được quy định như sau:

  • Thứ nhất – khoản thu lợi bất chính từ cho vay nặng lãi sẽ trả lại cho người đi vay. Trừ trường hợp người vay tiền sử dụng tiền vay vào những mục đích phạm pháp như: đánh bạc, mua bán trái phép và sử dụng chất ma túy…thì khoản tiền này sẽ bị sung công quỹ.
  • Thứ hai – trường hợp người cho vay nặng lãi thu lợi bất chính tối thiểu từ 100 triệu đồng và các lần vi phạm đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự đồng thời chưa hết thời hiệu khởi kiện, thì đối tượng sẽ bị phạt số tiền tương ứng với số tiền đã chiếm đoạt và áp dụng tình tiết tăng nặng tội gấp 2 lần. 
  • Thứ ba – đối với khoản tiền gốc cho vay và khoản lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm sẽ bị tịch thu sung vào công quỹ. Vì số tiền này được xem là công cụ phạm tội và khoản lợi nhuận phát sinh từ hành vi này cũng bị sung vào công quỹ.
  • Thứ tư – phạm tội cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội này hoặc đã bị kết án về hành vi này này, mà chưa được xóa án tích và còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
  • Thứ năm – phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Thứ sáu – người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, sẽ bị xử phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hay làm công việc nhất định từ 1 năm – 5 năm.

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn về việc lãi suất cho vay bao nhiêu bị coi là cho vay nặng lãi? Và tội cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào? Nếu còn vấn đề pháp lý nào vướng mắc cần giải đáp bạn hãy gửi tới phòng tư vấn của chúng tôi để nhận tư vấn nhanh và chính xác nhất nhé.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top