Dưới sự ảnh hưởng của Covid-19, rất nhiều người đã lựa chọn vay tài chính như một biện pháp hữu hiệu để giải quyết những khó khăn này. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trả nợ được đúng hạn cho công ty tài chính. Trong trường hợp này, người này và người thân của họ sẽ bị đe dọa, “khủng bố” qua điện thoại. Vậy nếu không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại thì cần làm gì? Bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn có cách xử lý hợp lí nhất khi gặp phải trường hợp này.
Các hình thức vay tiền từ các công ty tài chính
Hiện nay, việc cho vay tiêu dùng là một hình thức khá phổ biến. Bởi quy trình vay này được thực hiện khá đơn giản, người đi vay chỉ cung cấp một số thông tin như: Sổ hộ khẩu, Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, thông tin liên lạc của người thân, đồng nghiệp, bạn bè,… mà không cần tài sản đảm bảo là đã có thể vay được tiền.
Vì vậy, khi mà người này cố tình hoặc quên không thanh toán khoản nợ thì người thân, bạn bè sẽ bị gọi điện thoại nhắc nhở thậm chí là bị đe dọa, chửi bới,… Thậm chí có những người khi nhận được điện thoại “khủng bố” còn không biết là mình quen của người vay tiền, bởi số điện thoại của họ chỉ được thêm vào một cách ngẫu nhiên để hợp thức hóa hồ sơ vay mà trong khi thực tế họ không có bất kỳ một mối quan hệ nào.
Cách xử lý khi không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại
Không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì là một trong những vấn đề băn khoăn của nhiều độc giả. Vì vậy, khi gặp phải trường hợp này, quý bạn đọc có thể xử lý bằng một trong những cách sau:
Cách 1: Khi thường xuyên bị gọi điện thoại làm phiền hãy giải thích ngắn nếu không quen hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đang đề cập.
Ngoài ra bạn cũng nên hỏi rõ về những thông tin của đơn vị đòi nợ, để có thể nắm được những thông tin cụ thể. Khi nghe máy nên lưu tin nhắn đe dọa, ghi âm cuộc gọi này để làm bằng chứng nếu cần cung cấp cho cơ quan chức năng.
Cách 2: Khi nghe điện dù đối phương gặng hỏi thông tin cá nhân gì thì tuyệt đối không cung cấp những thông tin này cho các đối tượng.
Cách 3: Gửi yêu cầu bằng văn bản tới công ty tài chính đã quấy rối, khủng bố, gọi điện giục nợ để khiếu nại. Và khẳng định biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của công ty tài chính về đòi tiền cá nhân, tổ chức mình hoàn toàn không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Cách 4: Gửi đơn tố cáo tới giám sát ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn Tỉnh, cơ quan Thanh tra để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính. Hoặc bạn cũng có thể gửi đơn tố cáo lên cơ quan Công an, nếu công ty tài chính tiếp tục sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi quấy rối, đe dọa tinh thần ,… của bạn.
Từ đó, các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp nhằm bảo vệ an toàn và quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.
Cách 5: Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các tin nhắn, cuộc gọi làm phiền để giảm thiểu những phiền hà. Đối với trang Facebook, Zalo cá nhân, bạn có thể cài đặt chức năng khóa các bình luận của người lạ.
Công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo như quy định tại điểm e, g khoản 3 điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về cho thuê, lưu trữ, truyền đưa, truy nhập, cung cấp, thu thập, trao đổi, xử lý và sử dụng thông tin thì công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Chi tiết như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của cá nhân, tổ chức khác sai mục đích theo quy định của pháp luật hoặc không được sự đồng ý của họ;
g) Cung cấp, truyền đưa, trao đổi hoặc lưu trữ, sử dụng các thông tin số nhằm quấy rối, đe dọa, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức, nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác;
Trên đây là những chia sẻ của Luật Hùng Sơn về việc không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại thì cần làm gì. Hy vọng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong thực tế. Trong trường hợp quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc gì cần được tư vấn vui lòng để lại thông tin dưới bài viết này hoặc gọi điện đến tổng đài tư vấn pháp luật 19006518 của Luật Hùng Sơn để được các chuyên viên, luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023