logo

Quyền nuôi con khi ly hôn, khi ly hôn ai được quyền nuôi con

Quyền nuôi con khi ly hôn khi ly hôn ai được quyền nuôi con, ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn? Để giành quyền nuôi con cần phải đáp ứng được những điều kiện nào? Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào trong pháp luật? Nếu bạn đang có nhưng băn khoan này xem ngay bài viết quyền nuôi con khi ly hôn của chúng tôi để được luật sư tư vấn chi tiết nhất.

Quảng cáo

Căn cứ pháp lý

Quyền nuôi con khi ly hôn? Trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn mà vợ chồng có con chung thì việc quyết định ai sẽ là người nuôi con là một trong những vấn đề khó giải quyết nhất. Việc giành quyền nuôi con khi ly hôn được quy định tại các văn bản pháp luật sau:

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể tại các điều như:
    • Điều 71 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
    • Điều 81 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn;
    •  Điều 85 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là người chưa thành niên;
  • Bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Quyền nuôi con khi ly hôn

Theo quy định tại khoản 1 của Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Như vậy, các quyền và nghĩa vụ đối với con cái luôn được đặt ra đối với người làm cha, làm mẹ và không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ còn tồn tại hay không.

Quyền nuôi con khi ly hôn? Căn cứ Khoản 1 của Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Như vậy, khi hai vợ chồng không chung sống với nhau nữa thì người cha, người mẹ vẫn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong việc trông nom, chăm sóc cũng như nuôi dưỡng, giáo dục con cái và không phải mọi trường hợp cha mẹ ly hôn cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các TH sau đây:

  • Con là người chưa thành niên;
  • Con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi được bản thân mình.

Khi ly hôn ai được quyền nuôi con?

Quyền nuôi con khi ly hôn? Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; thỏa thuận về các nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con cái. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án nhân dân sẽ quyết định giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con.

Đối với con nhỏ dưới 36 tháng tuổi

Quyền nuôi con khi ly hôn? Đối với trường hợp con dưới 03 tuổi thì mặc định quyền nuôi dưỡng con sẽ thuộc về người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc giữa cha mẹ có thỏa thuận khác.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như vậy xuất phát từ yêu cầu đảm bảo quyền được hưởng đầy đủ các quyền của đứa trẻ. Chính vì vậy khi xem xét việc giao con cho bên nào trực tiếp nuôi dưỡng Tòa án có thẩm quyền phải đánh giá thực tế điều kiện nuôi dưỡng con của người cha, người mẹ.

Quyền nuôi con khi ly hôn? Tuy mặc định việc giao con dưới 03 tuổi cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nhưng trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không có đủ các điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án giải quyết ly hôn vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

Đối với con nhỏ từ đủ 36 tháng tuổi trở lên

Quyền nuôi con khi ly hôn? Trường hợp con từ 03 tuổi trở lên thì quyết định ai sẽ là người nuôi con sẽ do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định.

Đối với trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của người con. Tức là trong quá trình phán quyết quyền nuôi con sau ly hôn thẩm phán sẽ lấy ý kiến trẻ từ đủ 07 tuổi về việc muốn sống với người cha hay người mẹ.

Quyền nuôi con khi ly hôn? Khi thực hiện việc lấy ý kiến của trẻ thì cần phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 của Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là phải bảo đảm thân thiện và phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành; phải bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Đặc biệt là việc lấy ý kiến phải được đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo và là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định và không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.

Yếu tố quyết định cha/mẹ giành được quyền nuôi con hay không?

Quyền nuôi con khi ly hôn? Trường hợp mà cha mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quyền lợi của người con để quyết định quyền nuôi con. Cha/mẹ cần chứng minh có đủ các điều kiện về vật chất và tinh thần đảm bảo điều kiện nuôi dưỡng, học tập, vui chơi chon con cái tốt nhất.

Quảng cáo
  • Điều kiện vật chất: Có nguồn thu nhập ổn đinh, có nơi ở cố định
  • Điều kiện tinh thần: Có đủ thời gian để ở chăm sóc, bên con, nuôi dưỡng và luôn phải đặt con lên hàng đầu…

Ngoài ra, 1 trong các bên có thể đưa ra các chứng cứ để chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện về vật chất, tinh thần để nuôi dạy con cái và thường xuyên có các hành vi bạo lực hoặc thu nhập không ổn định…

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì với con sau khi ly hôn?

Về quyền nuôi dưỡng và chăm sóc

Quyền nuôi con khi ly hôn? Sau khi hai vợ chồng không chung sống với nhau nữa thì người cha, người mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Người không trực tiếp nuôi con phải tuân thủ các quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

  • Phải tôn trọng quyền của người con khi con sống với người còn lại.
  • Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.

Quyền nuôi con khi ly hôn? Đặc biệt cha/mẹ không được lấy lý do thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Nếu gây ảnh hưởng thì người có trách nhiệm nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hạn chế quyền thăm nom.

Về nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con

Căn cứ vào Điều 110 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người cha, người mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi:

  • Con là người chưa thành niên.
  • Con là người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Trong trường hợp  không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Như vậy, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho đến khi người con thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi bản thân.

Quyền nuôi con khi ly hôn? Mức cấp dưỡng thường do cha mẹ tự thỏa thuận và căn cứ vào thu nhập thực tế, cũng như khả năng tài chính của người cấp dưỡng và nhu cầu chi tiêu của người con. Đặc biệt, trong trường hợp khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể được thay đổi.

Việc thay đổi mức cấp dưỡng cũng do cha mẹ thỏa thuận, trường hợp không thể thỏa thuận được thì Tòa án mới quyết định áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Các phương thức cấp dưỡng hiện nay cũng rất linh hoạt có thể là cấp dưỡng định kỳ theo tháng, theo quý, nửa năm hoặc hàng năm hoặc một lần điều này cũng do các bên thỏa thuận.

Quyền nuôi con khi ly hôn? Pháp luật hiện hành không có quy định về mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu mà tạo điều kiện cho hai bên tự thỏa thuận với nhau dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết, trên thực tế thì Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng từ 15%-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Xử lý vi phạm về quyền nuôi con khi ly hôn

Theo quy định tại các Điều 53 và Điều 54 của Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì:

  • Người nào có các hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ với con sau khi ly hôn thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ – 300.000đ
  • Người nào có hành vi ngăn cản quyền chăm sóc, chăm nom giữa cha mẹ và con cái thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ – 300.000đ.

Ngoài ra, tại Điều 380 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định:

  • Khi đã có quyết định/bản án của Tòa án yêu cầu người cha hoặc người mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng người cha hoặc người mẹ không thực hiện quyết định/bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 05 năm tù giam.

Tại Điều 186 của Bộ luật hình sự năm 2015 còn quy định:

  • Nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha hoặc mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Có thể thay đổi quyền nuôi con sau khi toà đã quyết định?

Quyền nuôi con khi ly hôn? Quyền trực tiếp nuôi con không phải là cố định trong mọi trường hợp. Trong các trường hợp được quy định tại Điều 84 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có thể sẽ thay đổi người nuôi con sau khi Tòa án đã có quyết định khi:

  • Cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con, nếu con trên bảy tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của người con.
  • Người cha hoặc người mẹ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con những lợi ích tốt nhất nữa.
  • Trường hợp cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa án có thẩm quyền sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ

Hy vọng với những tư vấn của chúng tôi đã giúp trả lời được câu hỏi quyền nuôi con khi ly hôn? Nếu có bất cứ vướng mắc nào liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 6518 để được hỗ trợ tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn