Hợp đồng khoán việc là gì? cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhu cầu sử dụng lao động cũng ngày càng tăng cao. Cũng từ đó mà quan hệ lao động cũng được giao kết dưới nhiều dạng hợp đồng, hình thức hợp đồng khác nhau. Bên cạnh hợp đồng lao động thông thường, người sử dụng lao động và người lao động cũng có thể giao kết hợp đồng khoán việc. Vậy như thế nào là hợp đồng khoán việc và quyền lợi đối với người lao động ký hợp đồng khoán việc được xác định như thế nào?
Để giải đáp vấn đề này, trong phạm vi bài viết này, Luật Hùng Sơn sẽ đề cập đến khái niệm hợp đồng khoán việc và tìm hiểu xem hợp đồng khoán việc theo giờ được sử dụng nhiều nhất là gì?
Hợp đồng khoán việc là gì?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật lao động hiện hành (bao gồm Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan) không có quy định cụ thể nào về khái niệm “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc”. Tuy nhiên, nội dung về “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc” lại được đề cập đến trong một số văn bản chuyên ngành như Nghị định 37/2015/NĐ-CP (đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ). Trên cơ sở quy định về loại hợp đồng này đồng thời dựa trên khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu:
Hợp đồng khoán việc (hay hợp đồng giao khoán công việc) được hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc được. Theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc đó cho bên khoán việc (bên giao khoán công việc) khi hoàn thành công việc được giao. Còn bên khoán việc (bên giao khoán công việc) sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã ký kết.
Các loại hợp đồng khoán việc
Hiện nay, hợp đồng khoán việc thường được áp dụng cho những công việc mang tính thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định. Thực tế, dựa trên tính chất công việc có thể phân chia hợp đồng khoán việc thành 02 loại:
Hợp đồng khoán việc trọn gói
Bên khoán giao toàn bộ cho bên nhận khoán các chi phí bao gồm chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ, dụng cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc. Bên khoán trả cho bên nhận khoán một khoản tiền bao gồm các chi phí nêu trên và lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.
Hợp đồng khoán việc từng phần
Bên nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ, dụng cụ lao động để hoàn thành công việc.Bên khoán trả cho bên nhận một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ, dụng cụ lao động.
Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu doanh nghiệp nào biến tướng hợp đồng lao động thành hợp đồng khoán việc, nhằm trốn tránh nghĩa vụ bảo hiểm với người lao động thì có thể bị phạt tiền tới 20 triệu theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Hợp đồng khoán việc theo giờ mới nhất
Dịch vụ soạn thảo hợp đồng theo giờ của Luật Hùng Sơn
Các loại hợp đồng khoán việc mà Luật Hùng Sơn soạn thảo
Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm tư vấn và soạn thảo các loại hợp đồng khoán việc sau đây:
Hợp đồng khoán việc trọn gói
Hợp đồng giao khoán nhân công
Hợp đồng khoán việc theo giờ
Hợp đồng khoán việc vệ sinh
Hợp đồng khoán việc bốc xếp
Và nhiều loại Hợp đồng khác…
Phí dịch vụ soạn thảo hợp đồng khoán việc theo giờ
Bạn vui lòng yêu cầu báo giá dịch vụ tại link này
https://luathungson.vn/yeu-cau-bao-gia-dich-vu
Quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng khoán việc
Bạn vui lòng tham khảo quy trình cung cấp dịch vụ tại LINK NÀY
https://luathungson.vn/tu-van-soan-thao-hop-dong.html
Thời gian cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng khoán việc
Thời gian soạn thảo hợp đồng khoán việc là 2 – 3 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết.
Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng khoán việc là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi gặp phải rủi ro về pháp lý.
Hợp đồng khoán việc theo giờ có phải đóng bảo hiểm xã hội
Về vấn đề hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không thì căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chỉ có những đối tượng sau đây mới thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
– Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010.
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu khác.
– Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, hạ sĩ quan… phục vụ trong ngành quân đội hoặc công an.
– Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo nội dung quy định trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã có chức vụ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã mà có hưởng tiền lương.
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề để hành nghề, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ vào các đối tượng thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trong đó có các đối tượng theo hợp đồng) thì trường hợp này, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy, khi tham gia hợp đồng khoán việc thì cả người khoán việc và người nhận khoán việc đều không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong trường hợp này, nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia theo dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động nên về nguyên tắc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng khoán việc chỉ được áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, mang bản chất của một hợp đồng dịch vụ nhiều hơn khi một bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán việc phải hoàn thành và nhận thù lao từ việc hoàn thành công việc đó.
Thẩm quyền ký hợp đồng giao khoán việc theo giờ như nào?
Pháp luật không có quy định cụ thể về thẩm quyền giao kết hợp đồng giao khoán theo giờ. Vấn đề này sẽ căn cứ vào quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng, chịu trách nhiệm phát sinh với giao dịch của công ty trong Luật doanh nghiệp 2020 và Bộ luật dân sự 2015. Theo đó việc giao dịch của doanh nghiệp phải do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện. Từ đó có thể hiểu việc giao ký kết hợp đồng giao khoán việc theo giờ phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của công ty ký kết.
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Hợp đồng khoán việc theo giờ” . Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 19006518 để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!
- Quy định thành lập trường quốc tế là gì? - 06/06/2023
- Tín dụng đen là gì? Hệ lụy của tín dụng đen - 06/06/2023
- Mẫu giấy cam đoan làm khai sinh và đăng ký lại khai sinh - 06/06/2023