Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc giúp cho tôi cụ thể như sau: Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, nhưng hiện nay theo tôi nhận thấy thì có rất nhiều loại hợp đồng khác nhau, và tôi đặc biệt quan tâm đến việc hợp đồng tín dụng. Vậy Luật sư có thể cho tôi biết khi giao kết hợp đồng tín dụng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào, có điều kiện và thủ tục ra sao? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc đến Công ty Luật Hùng Sơn, về vấn đề này của bạn chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn như sau.
1. Khái niệm về giao kết hợp đồng tín dụng
Theo quy định của pháp luật thì việc giao kết hợp đồng tín dụng chính là một quá trình mang tính nghiệp vụ (ngân hàng) – pháp lý.
Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng: là một hành vi pháp lý, biểu hiện ý chí (cụ thể là các đơn xin vay, các tài liệu và giấy tờ kèm theo: khả năng tài chính, tư cách chủ thể, phương án để sử dụng vốn). Và cụ thể hơn thì xuất hiện trên thực tế có thư mời chào vay vốn.
2. Điều kiện về giao kết hợp đồng tín dụng
Điều kiện đối với tổ chức tín dụng, điều kiện để cho vay được quy định như sau:
– Phải có giấy phép được thành lập và hoạt động được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước.
-Phải có điều lệ được chuẩn y bởi Ngân hàng Nhà nước.
– Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp pháp.
– Có người đại diện đủ năng lực và đủ thẩm quyền để thực hiện giao kết hợp đồng.
Điều kiện đối với tổ chức hoặc cá nhân khác:
– Điều kiện chung: với chủ thể là pháp nhân và các cá nhân mà có năng lực hành vi và năng lực pháp luật cần có giấy tờ và tài liệu để xuất trình (quyết định thành lập nên, điều lệ, giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ liên quan về người đứng đầu, giấy tờ chứng thực cá nhân như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, …) Mục đích vay vốn phải hợp pháp được ghi trong hợp đồng, và phải được thẩm định theo quy định pháp luật.
– Điều kiện riêng: Bên vay phải có khả năng tài chính để đảm bảo cho việc trả nợ trong thời hạn như đã cam kết. Bên vay cũng phải có phương án sử dụng số vốn khả thi. Và bên vay phải có được tài sản cầm cố, thế chấp hoặc là có được sự bảo lãnh của bên thứ ba.
– Và ngoài ra thì cần đảm bảo điều kiện như đã thỏa thuận đã được ghi nhận ở trong hợp đồng.
3. Quy định về các quá trình giao kết hợp đồng tín dụng
Hồ sơ vay vốn được quy định như sau:
– Khi có nhu cầu muốn được vay vốn, thì khách hàng sẽ thực hiện gửi đến cho tổ chức tín dụng bản giấy đề nghị được vay vốn và các tài liệu cần thiết khác chứng minh rằng mình đủ điều kiện để có thể vay vốn.
– Khách hàng cũng phải thực hiện chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và chính xác của những tài liệu đã gửi đến cho tổ chức tín dụng.
– Tuy trong thực tế chúng ta gọi đây là giấy đề nghị được vay vốn, nhưng về mặt pháp lý đây chính là văn bản đề nghị việc giao kết hợp đồng.
Quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn được quy định:
– Đây là một hành vi mang tính nghiệp vụ pháp lý và được thực hiện bởi tổ chức tín dụng. Việc này nhằm xác định được mức độ thỏa mãn những điều kiện vay vốn và việc quyết định cho vay vốn hay không.
– Chủ thể thực hiện việc thẩm định hồ sơ vay vốn: nhân viên chuyên trách và người có thẩm quyền quyết định.
– Thẩm định để có thể hạn chế được đến mức tối thiểu những rủi ro tín dụng.
Các trường hợp thẩm định cụ thể được quy định:
– Khi cho vay đầu tư các công trình nhà cao tầng.
– Khi cho vay để mua căn hộ.
– Khi cho vay để mua tài sản lưu động.
– Khi cho vay để mua tài sản cố định.
Công việc thẩm định hồ sơ vay vốn:
– Khả năng tài chính cụ thể.
– Tính khả thi của dự án này.
– Sự uy tín của khách hàng.
– Các biện pháp để bảo đảm tín dụng.
Trong những trường hợp cần thiết thì các tổ chức tín dụng cũng có thể thành lập nên hội đồng thẩm định hoặc là thuê, trưng cầu các cơ quan chuyên môn thực hiện việc thẩm định hồ sơ vay vốn.
Trách nhiệm pháp lý của chủ thể quyết định việc cho vay vốn:
– Hội sở chính: là Tổng giám đốc – Phó Tổng giám đốc.
– Chi nhánh: là giám đốc đã được ủy quyền.
– Phòng giao dịch thuộc về chi nhánh: là trưởng chi nhánh đã được ủy quyền theo quy chế nội bộ (nếu có).
Thời hạn tối đa để thông báo quyết định cho vay hay không cho vay kể từ ngày mà đã nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng đầy đủ phải được các tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết theo quy định. Và khi có quyết định không cho khách hàng vay vốn thì tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản đến cho khách hàng, và trong văn bản ấy phải nêu rõ lý do từ chối việc cho vay.
Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề giao kết hợp đồng tín dụng và các vấn đề pháp lý liên quan. Nếu như bạn có thắc mắc về vấn đề pháp lý nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thể được hỗ trợ tư vấn chính xác và nhanh chóng các vấn đề pháp lý ấy.