logo

Giả danh quân đội lừa đảo sẽ bị tội gì? Hình thức xử lý như thế nào?

Lợi dụng uy tín và sự tin tưởng của người dân đối với các cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, nhiều đối tượng đã giả danh quân nhân  lừa đảo người dân để trục lợi. Hành vi này cần phải xử lý nghiêm khắc để tăng cường tính giáo dục, răn đe, tránh làm ảnh hưởng tới danh dự, uy tín, hình ảnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Vậy, giả danh quân đội lừa đảo sẽ bị tội gì? Hình thức xử lý như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, công ty Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp thông tin cho Quý độc giả về vấn đề trên.

Quảng cáo

Tội giả danh là gì?

Tội giả danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác là hành vi của một người không có chức vụ, không có cấp bậc và vị trí công tác nhưng lại mạo danh là mình có chức vụ, có cấp bậc, có vị trí công tác nào đó để thực hiện hành vi trái pháp luật. Theo đó, có thể hiểu tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác là hành vi dùng các thủ đoạn gian dối, có thể bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng giấy tờ hoặc bằng trang phục, phù hiệu…khiến cho người khác lầm tưởng mình là người có chức vụ, có cấp bậc để dễ dàng thực hiện hành vi trái pháp luật.

Giả danh quân đội lừa đảo bị tội gì

– Các hành vi giả danh quân đội, giả mạo chức vụ, hay giả mạo cấp bậc để thực hiện các hành vi trái pháp luật thì cấu thành tội giả mạo chức vụ, giả mạo cấp bậc. Hay có thể hiểu đơn giản là là nếu hành vi giả danh chỉ nhằm mục đích để khoe khoang, để ra oai với người khác, hay nhằm bất kỳ mục đích nào khác nhưng không phải để thực hiện các hành vi trái pháp luật thì hành vi này không cấu thành tội phạm.

– Tuy nhiên, nếu hành vi giả danh nhằm mục đích để thực hiện các hành vi trái pháp luật, phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…thì sẽ cấu thành các tội phạm tương ứng. Chẳng hạn như:

+ Nếu các đối tượng xấu lợi dụng, giả danh quân đội để thực hiện những hành vi trái pháp luật, gây ra hậu quả về an ninh trật tự, phá hỏng hình ảnh người quân đội nhân dân chân chính thì có thể bị quy vào Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác theo Điều 339 Bộ luật hình sự 2015:

+ Nếu các đối tượng có hành vi giả danh quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý theo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Hoặc bị xử lý vi phạm hành chính.

tội giả danh quân đội lừa đảo

Hình thức xử phạt như thế nào đối với hành vi giả danh quân đội

Xử lý hành chính

Người thực hiện hành vi giả danh quân đội để chiếm đoạt số tiền dưới hai triệu đồng thì tùy thuộc vào tính chất các hành vi đã thực hiện mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể là theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Chi tiết như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản ;

b) Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối để có thể chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản thuộc sở hữu của người khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người thực hiện một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại tài sản của người khác hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thuộc sở hữu của người khác;

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, đưa tài sản cho mình;

Quảng cáo

d) Gian lận hoặc lừa đảo người khác trong quá trình thực hiện việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua bán nhà đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của người khác mà biết rõ tài sản đó là do người đó vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản thuộc sở hữu của người khác.

3. Ngoài phạt tiền theo quy định ở trên, người vi phạm có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 nêu trên.

4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm của họ mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Xử lý hình sự

– Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác theo Điều 339 Bộ luật hình sự 2015:

“Người nào giả danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác để thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy những đối tượng có hành vi giả danh quân đội để thực hiện những hành vi trái pháp luật như bắt, giữ người trái pháp luật hoặc cố ý gây thương tích, xúi giục, kích động những người khác làm điều xấu nhưng không nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị quy vào Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác. Hình phạt nhẹ nhất của tội này là cải tạo không giam giữ, hình phạt cao nhất là 02 năm tù tùy vào mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội gây ra.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 

Người nào dùng những thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ hai triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp như đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích,…theo quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trong trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, có tổ chức, hay chiếm đoạt tài sản trên 50 triệu đến dưới 200 triệu,… theo khoản 2 Điều 174 BLHS thì bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.

Trong trường hợp chiếm đoạt tài sản trên 200 triệu đến 500 triệu,…theo khoản 3 Điều 174 BLHS thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp như chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu trở lên,…theo khoản 4 Điều 174 BLHS thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc có thể bị phạt tù chung thân

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị cấm hành nghề, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm các công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc có thể bị tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy thuộc vào mức độ vi phạm của người phạm tội mà mức xử phạt sẽ từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên của công ty Luật Hùng Sơn, Quý độc giả đã có thêm thông tin về vấn đề giả danh quân đội lừa đảo. Trường hợp Quý khách hàng bị người khác giả danh quân đội để lừa đảo, hãy báo với cơ quan công an gần nhất hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006518 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top