logo

Hành vi dùng súng tự chế bắt trộm chó có được coi là trộm cắp tài sản không?

Ngày 15/09/2020 công an thành phố đồng xoài – Đồng Tháp bắt tạm giam hai đối tượng L.V.Đ 27 tuổi và V.V.L 25 tuổi để điều tra về hành vi dùng súng tự chế bắt trộm chó.

Khoảng 2h sáng cùng ngày trong quá trình kiểm tra công an câu lạc bộ săn bắt cướp phát hiện 2 thanh niên ôm theo 1 bao tải với nhiều điểm nghi vấn. Sau một hồi truy đuổi công an đã bắt được hai đối tượng này, kiểm tra tại chỗ phát hiện trong bao tải có một con chó và một súng bắn điện tử tự chế và các vật dụng khác. Tại cơ quan điều tra hai đối tượng khai nhận trước đó đã trộm 5 con chó khác bán được 2,8 triệu.

I. Cơ sở pháp lý

  • Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017
  • Căn cứ Theo luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017
  •  Căn cứ Theo  Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

II. Các yếu tố cấu thành tội phạm

Hành vi dùng súng tự chế bắt trộm chó là vi phạm pháp luật, với 2 tội danh cụ thể như sau:

  • Trộm cắp tài sản cụ thể là bắt trộm chó.
  • Sử dụng súng tự chế.

– Mặt khách thể của hành vi: 

  • Xâm phạm quyền sở hữu tài sản.
  • Làm mất trật tự quy trình quản lý vũ khí của các cơ quan nhà nước.

– Mặt khách quan của hành vi:

  • Có hành vi trộm cắp tài sản lợi dụng sơ hở của chủ nhân chú chó.

– Mặt chủ quan của hành vi: 

  • Đối tượng thực hiện hành vi bắt trộm chó với lỗi cố ý.
  • Có ý định tự chế súng để bắt chó.

– Mặt chủ thể của hành vi: Người từ 16 tuổi trở lên có đủ khả năng chịu trách nhiệm hình sự.

dùng súng tự chế bắt trộm chó

III. Hành vi dùng súng tự chế bắt trộm chó phải chịu mức hình phạt như thế nào?

1. Mức hình phạt đối với tội bắt trộm chó

Theo Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về hành vi bắt trộm chó được coi là hành vi trộm cắp tài sản.

a. Xử phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với các trường hợp sau:

  • Trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đến 10 triệu đồng.
  • Trộm cắp tài sản khi đã bị phạt hành chính hoặc đã được kết án mà chưa được xóa án tích.

b. Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với các trường hợp cụ thể sau:

  • Trộm cắp tài sản, (trộm chó )có tổ chức.
  • Trộm cắp tài sản(trộm chó ) có tính chuyên nghiệp.
  • Trộm cắp tài sản mà dùng thủ đoạn, hành vi xảo quyệt.
  • Trộm cắp tài sản xong hành hung người khác để tẩu thoát.
  • Trộm cắp tài sản dẫn đến  mức hậu quả nghiêm trọng.
  • Trộm cắp tài sản có  mức giá trị từ 50 triệu đến 200 triệu.

c. Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với các trường hợp cụ thể sau:

  • Trộm cắp tài sản có  mức giá trị từ 200 triệu đến 500 triệu.
  • Trộm cắp tài sản dẫn đến mức hậu quả rất nghiêm trọng.

d. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với các trường hợp sau:

  • Trộm cắp tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên.
  • Trộm cắp tài sản dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

2. Mức xử phạt đối với hành vi dùng súng tự chế

Căn cứ theo luật quản lý, sử dụng vũ khí và vật liệu nổ năm 2017 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mức hình phạt cụ thể như sau:

a. Phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với trường hợp sau:

  • Không thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, vũ khí trang bị.
  • Vi phạm quy chế bảo quản  các loại vũ khí, vật liệu nổ, vũ khí trang bị.
  • Xúi dục, cho trẻ em sử dụng chơi các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm.

b. Phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với trường hợp sau:

  • Không đăng ký khai báo đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ với cơ quan có thẩm quyền. 
  • Sử dụng các loại pháo, vũ khí mà không được phép.

c. Phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng đối với trường hợp sau:

  • Cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí, vật liệu nổ.
  • Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép, giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ.
  •  Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả.
  • Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc chưa có giấy phép.

d. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp sau:

  •  Mua, bán các loại phế liệu là vũ khí hoặc vật liệu nổ dưới bất kể hình thức nào.
  • Vi phạm quy định về an toàn khi vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ.
  • Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo chất nổ nguy hiểm.

Trong trường hợp trên hai đối tượng này sẽ bị xử phạt từ 2 đến 4 triệu đồng về hành vi sử dụng súng tự chế nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Và bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc cải tạo không giam giữ 3 năm. Mức xử phạt còn dựa vào quá trình điều tra về đối tượng này của cơ quan công an.

Như các bạn đã thấy theo pháp luật thì “hành vi dùng súng tự chế bắt trộm chó” có thể bị phạt cả về hành chính lẫn trách nhiệm hình sự và gây hậu quả, tạo môi trường không tốt cho xã hội. Và nếu bạn còn thắc mắc nào chưa hiểu cần sự tư vấn của luật sư hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn online 1900.6518 để được hỗ trợ. Luật Hùng Sơn rất mong được hợp tác với quý khách hàng.

Xin tran thành cảm ơn!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top