Theo thông tin ban đầu, công an TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận đơn tố cáo của chị N về đối tượng N.V.T 23 tuổi, quê Quảng Bình và đang tạm trú quận 9 về hành vi dùng clip nóng cưỡng đoạt tài sản lấy tiền nuôi vợ bầu.
T và chị N quen nhau ở trên mạng và chat nói chuyện qua mạng xã hội Bigo live và có trao đổi số điện thoại cho nhau. Sau một thời gian nói chuyện t đã chủ động yêu cầu chị N chat sex và khoe ảnh nóng để T đăng lên Bigo live nhận quà cho chị N, hắn nói quà này có thể đổi ra tiền mặt, chị N tin thật nên đã làm theo.
Sau khi quay được clip nóng của chị N thì đối tượng T đã uy hiếp chị T phải đưa tiền cho mình không thì sẽ đăng lên mạng xã hội video nhạy cảm của chị. Vì lo sợ gia đình mất mặt nên chị đã gom tiền và đưa cho T 9 triệu đồng. Lừa được chị N dễ dàng lần 1 sau khi tiêu xài hết tiền T đã đe dọa chị N, không chịu được nên chị N đã làm đơn tố cáo T.
Trong một lần hẹn gặp chị N tại quận 9 T đã bị lực lượng công an không chế và thu giữ được vật chứng chứa nhiều đoạn clip nóng của chị N.
I. Cơ sở pháp lý
– Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản.
II. Hành vi dùng clip nóng để cưỡng đoạt tài sản
1. Cưỡng đoạt tài sản là gì?
- Cưỡng đoạt tài sản là hành vi dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn đê tiên uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Động cơ của hành vi này là đe dọa người khác làm cho người có tài sản sở hữu phải đưa tài sản của họ cho người phạm tội.
- Đe dọa dùng vũ lực được thể hiện qua lời nói hoặc hành động làm cho người bị hại sợ, nếu không giao tài sản sẽ bị đánh đập đau đớn.
- Thủ đoạn khác ví dụ như trường hợp này là đăng video nóng lên mạng xã hội.
2. Phân tích các yếu tố cấu thành tội dùng clip nóng cưỡng đoạt tài sản
a. Yếu tố khách thể của tội phạm này.
- Tội dùng clip nóng để cướp đoạt tài sản đã cùng xâm phạm đến 2 khách thể đó là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Trong đó quan hệ nhân thân không phải là mục đích chính của tội phạm này mà chỉ để đe dọa nhằm cướp tài sản.
b. Yếu tố khách quan của tội phạm này.
Tội cưỡng đoạt tài sản thể hiện ở hành vi đe dọa đăng video nóng lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.
- Hành vi dùng vũ lực đe dọa người khác được thể hiện qua hành động cử chỉ lời nói khiến người bị hại sợ và tin rằng người phạm tội sẽ thực hiện điều đó.
- Bằng thủ đoạn khác là đăng video nóng lên mạng xã hội khiến người bị hại xấu hổ, mất mặt ảnh hưởng đến danh dự.
c. Yếu tố chủ quan của tội phạm này.
- Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý và có kế hoạch từ trước.
- Nhằm cưỡng đoạt tài sản của người bị hại.
d. Yếu tố chủ thể của tội phạm này.
- Chủ thể của tội phạm này là những người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
III. Dùng clip nóng cưỡng đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản bị xử phạt như sau:
1. Xử phạt từ từ 1 đến 5 năm đối với các trường hợp sau:
- Thực hiện hình phạt đối với những người đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm đe dọa, uy hiếp người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
2. Xử phạt từ từ 3 đến 10 năm đối với các trường hợp sau:
- Thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản có lập tổ chức.
- Thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản mang tính chuyên nghiệp.
- Thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản đối với người dưới 16 tuổi và phụ nữ đang có thai mà biết là có thai, người già yếu và không có khả năng tự vệ, lao động.
- Thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đến 200 triệu đồng.
- Thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội.
- Thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản những tái phạm nguy hiểm.
3. Xử phạt từ từ 7 đến 15 năm đối với các trường hợp sau:
- Thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đến 500 triệu đồng.
- Lợi dụng thiên tai dịch bệnh để thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản.
4. Xử phạt từ từ 12 đến 20 năm đối với các trường hợp sau:
- Thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
- Lợi dụng hoàn cảnh cảnh chiến tranh, khẩn cấp để thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản.
5. Hình phạt bổ sung.
– Người phạm tội có thể bị hành chính từ 10 triệu đến 100 triệu hoặc bị tịch thu toàn bộ tài sản.
Trong trường hợp nêu trên T sẽ bị phải chịu trách nhiệm hình sự thấp nhất là 1 năm tù và cao nhất là 5 năm và có thể bị phạt hành chính từ 10 triệu đến 100 triệu vì T đã dùng clip nóng chiếm đoạt 9 triệu đồng của chị N.
Trên đây là một số tư vấn của Luật Hùng sơn về vấn đề “dùng clip nóng cưỡng đoạt tài sản”. Mọi vấn đề thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn online 1900.6518 để được hỗ trợ.