Đổi tiền lẻ là hình thức không còn xa lạ đối với chúng ta mỗi dịp tết đến xuân về. Đặc biệt càng gần tết thì thị trường đổi tiền lẻ lại trở lên sôi động hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh các ngân hàng đều siết chặt việc sản xuất thêm tiền lẻ thì nhu cầu này sẽ kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với cả bên mua và bên bán. Để hiểu rõ hơn về hình thức này và biết đổi tiền lẻ kiếm lời bị phạt như thế nào, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời
Như thường lệ cứ tới dịp Tết là người người đổ xô đi đổi tiền lẻ, tiền mới. Việc làm này nhằm phục vụ cho nhu cầu hợp lý của ngày tết. Mặc dù vậy việc các cá nhân, tổ chức lợi dụng hành vi đổi tiền này để kiếm lời cho bản thân là hoàn toàn trái pháp luật.
Hành vi đổi tiền lẻ, tiền mới để kiếm lời là hành vi của các cá nhân hay tổ chức qua việc đổi tiền lẻ, tiền mới để hưởng thêm phần trăm chênh lệch hoặc sinh lời đến từ dịch vụ ấy.
Căn cứ Điều 12 và Điều 13 của Thông tư 25/2013/TT-NHNN có quy định: “Ngân hàng Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng; chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài; Kho bạc Nhà nước mới được phép thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân”.
Theo đó, chỉ có các cơ quan trên mới được phép được thu cũng như đổi tiền. Hành vi đổi tiền nhằm mục đích kiếm lời của cá nhân, tổ chức chính là vi phạm pháp luật. Vào cuối năm 2021 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ hiện cũng đã ban hành Chỉ thị 35/CT-TTg cụ thể vào ngày 31/12/2021. Trong quyết định đó có yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để: Tăng cường kiểm tra; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những vi phạm trong hoạt động mua; bán ngoại tệ; vàng cũng như dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt với trường hợp đổi tiền lẻ kiếm lời
Theo Điểm a khoản 5 Điều 30 của Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với hành vi đổi tiền không đúng theo quy định của pháp luật như sau:
Điều 30. Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
…
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.
…
Bên cạnh đó, Điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định này cũng quy định:
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
Như vậy, trong trường hợp cá nhân thực hiện đổi tiền không đúng theo quy định sẽ bị phạt từ 20 – 40 triệu đồng. Đối với hành vi này việc thực hiện bởi tổ chức thì mức xử phạt là từ 40 – 80 triệu đồng.
Đổi tiền lẻ với giá như thế nào thì bị phạt?
Không cần biết mọi người đổi tiền lẻ với mức phí nhận được từ bao nhiêu tới bao nhiêu. Chỉ cần biết việc có hành vi đổi tiền kiếm thêm lợi nhuận là đã cấu thành nên hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng tới 40.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Đổi tiền lẻ có bị phạt tù không?
Theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì việc đổi tiền lẻ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính chứ vẫn chưa có quy định pháp luật nào cho rằng hành vi đổi tiền lẻ có thể sẽ bị phạt tù.
Đổi tiền lẻ ở đâu thì hợp pháp?
Ngân hàng là địa chỉ hợp pháp cho phép những người dân được đổi tiền lẻ. Thông thường, ở các ngân hàng, mỗi nhân viên sẽ được phân bổ một lượng tiền lẻ nhất định để có thể đổi cho khách hàng. Việc đổi tiền lẻ ở ngân hàng, tiền luôn là khoản tiền mới và liền số seri. Đặc biệt quý khách hàng sẽ không phải trả thêm bất cứ khoản phí chênh lệch khi đổi tiền lẻ tại ngân hàng.
Tuy nhiên, lượng tiền lẻ năm nào cũng đủ để có thể phục vụ người dân tại các ngân hàng khác nhau.
Vì vậy, người dân có thể tìm tới một vài địa chỉ khác để có thể đổi tiền lẻ hợp pháp như là cây xăng, siêu thị, cửa hàng tạp hóa… Tuy nhiên, người dân cần lưu ý, ở các địa điểm đổi tiền lẻ này thì người dân đều không phải trả bất cứ phần phí đổi chênh lệch nào.
Ngày 21/12/2020, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị số 44/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành để có thể bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội dịp Tết. Trong đó yêu cầu các cơ quan chức năng cần tăng cường phát hiện và xử lý những hành vi đổi tiền lẻ trái quy định của pháp luật.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đảm bảo sẽ siết chặt hoạt động đổi tiền lẻ, tiền mới mỗi dịp Tết. Theo đó, dịp Tết thì chính sách đối với việc in tiền lẻ mới vẫn được áp dụng như những năm trước đó. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ không in tiền mới với mệnh giá nhỏ để tiết kiệm nhiều tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Thận trọng để không bị lừa khi đổi tiền lẻ qua mạng
Những người dễ bị lừa nhất khi đổi tiền lẻ đó là những người thực hiện giao dịch đổi tiền qua mạng.
Do việc giao dịch dễ dàng, người đổi sẽ không có thông tin bên cung cấp dịch vụ đổi tiền, nên rất dễ bị lừa và trong trường hợp phát hiện mình bị lừa cũng không biết phải kêu ai.
Những chiêu trò lừa đảo tiền phổ biến bao gồm: đổi tiền lẻ giả, bên trong cọc tiền bị thiếu tiền…
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết đổi tiền lẻ kiếm lời bị phạt như thế nào? Việc đổi tiền lẻ kiếm lời vừa phạm pháp, vừa tiềm ẩn nhiều mối lo. Bởi vậy, người dân cần hết sức cẩn thận khi thực hiện các giao dịch này. Nếu như còn bất cứ vấn đề vướng mắc nào liên quan tới vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ tới Luật Hùng Sơn qua hotline 0964.509.555 nhé!