Điều kiện được hưởng lương hưu sớm như thế nào?

Khách hàng cần Luật Hùng Sơn tư vấn nội dung như sau: Xin chào luật sư tôi muốn hỏi luật sư về việc tôi muốn nghỉ hưu sớm hiện tôi là giáo viên mầm non cụ thể là tôi sinh ngày 02/03/1968, vào ngành tháng 8/1985 đóng bảo hiểm từ 01/01/1995, vào biên chế 01/08/2012. Nay tôi muốn nghỉ hưu sớm có được không và nếu được tôi phải làm thủ tục như thế nào và lương hưu của tôi được tính cụ thể như thế nào nhờ luật sư tư vấn giúp tư vấn cho tôi.

Quảng cáo

Với vấn đề này, Luật Hùng Sơn tư vấn cho chị như sau:

Theo như thông tin chị đề cập, tính đến năm 2019:

+ Chị 51 tuổi.

+ Đang làm giáo viên mầm non và trong biên chế.

+ Đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1995, tức đến năm 2019, chị đã đóng bảo hiểm xã hội được 24 năm.

 

điều kiện hưởng lương hưu sớm

 

Chị được nghỉ hưu sớm nếu rơi vào hai trường hợp:

+ Nghỉ hưu sớm và được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.

+ Nghỉ hưu sớm và được hưởng chế độ lương hưu theo chế độ tinh giảm biên chế.

Cụ thể như sau:

TH1. Nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động theo Điều 55 Luật BHXH 2014

Để được nghỉ hưu trước tuổi và được hưởng chế độ lương hưu do suy giảm khả năng lao động, chị cần đáp ứng những điều kiện sau:

(i) Thuộc một trong các trường hợp:

+ Nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi từ ngày 01/01/2016 và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; sau đó, mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi. Theo đó, đến năm 2019, điều kiện độ tuổi cho nữ để được hưởng lương hưu so suy giảm khả năng lao động là 49 tuổi.

+ Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

(ii) Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Theo đó, hiện nay, chị 51 tuổi, đáp ứng điều kiện độ tuổi, đồng thời, chị đã tham gia bảo hiểm xã hội 24 năm, đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm “20 năm trở lên”. Nếu chị rơi vào trường hợp bị suy giảm 61% khả năng lao động trở lên do bị bệnh tật, ốm đau, tai nạn… thì chị đáp ứng điều kiện được hưởng lương hưu hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.

Hoặc nếu chị bị suy giảm 81% khả năng lao động trở lên, không yêu cầu điều kiện về độ tuổi, chị cũng được nghỉ hưu và được hưởng lương hưu hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.

Mức hưởng lương hưu nếu chị rơi vào trường hợp hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động thấp hơn mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu đúng tuổi. Mức lương hưu chị được hưởng được tính như sau:

+) 15 năm đầu đóng bảo hiểm tương đương 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

+) Từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm được tăng thêm 2% mức bình quân tiền lương đóng BHXH.

+) Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Vậy mức hưởng lương hưu của chị bằng 45% + 9 x 2% – 2% x 4 = 55% mức lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

*Về thủ tục xin hưởng lương hưu trươc tuổi do suy giảm khả năng lao động:

Để được hưởng chế độ hưu trí khi về hưu trước tuổi, mẹ bạn phải làm hồ sơ để gửi đến Cơ Quan Bảo Hiểm Xã Hội với các loại giấy tờ như sau:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Quyết định nghỉ việc đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa, chị phải xin giấy xác nhận giám định sức khỏe này ở cơ sở y tế, bệnh viện.

Cơ quan BHXH sẽ xử lý hồ sơ và xem xét việc hưởng lương hưu trước tuổi cho chị.

Xem thêm >> Toàn bộ chế độ cần biết cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi

TH2. Nghỉ hưu trước tuổi theo chế độ tinh giảm biên chế

Hiện nay, Nhà nước đang có chính sách tinh giảm biên chế, theo đó, nếu chị thuộc đối tượng tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 113/2018/NĐ-CP thì khi nghỉ hưu trước tuổi, chị sẽ được hưởng chế độ lương hưu theo chế độ tinh giảm biên chế.

Quảng cáo

Cụ thể, đối tượng tinh giảm biên chế gồm:

+ Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

+ Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

+ Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

+ Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

+  Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

+ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Do chị 51 tuổi tính đến năm 2019, đã đóng bảo hiểm xã hội 24 năm, nếu chị thuộc một trong các đối tượng được tinh giảm biên chế được liệt kê trên, chị sẽ được hưởng các chế độ sau theo Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP:

  • Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

Mức hưởng lương hưu theo chế độ hưu trí của chị khi nghỉ hưu được tính như sau:

Chị đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/1995, nếu chị muốn nghỉ hưu bắt đầu từ ngày 01/01/2020 thì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 25 năm, mức lương hưu của chị được tính như sau:

+ 15 năm đầu = 45%, 10 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2% = 20%, tổng được hưởng 65%.

  • Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
  • Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương;
  • Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi (trước 55 tuổi), tức, chị sẽ được hưởng trợ cấp 03 tháng tiền lương cho 04 năm nghỉ hưu trước tuổi.

* Về thủ tục xin hưởng lương hưu trước tuổi do tinh giảm biên chế

Để được hưởng chế độ lương hưu do tinh giảm biên chế, chị cần làm hồ sơ để hưởng chế độ hưu trí gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội;

+) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm chị được hưởng lương hưu, chị phải nộp hồ sơ theo quy định đến cơ quan bảo hiểm xã hội và trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho chị; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Nếu chị không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí trường hợp này bạn có thể lựa chọn phương án bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm và chờ đến khi mình đủ 55 tuổi (độ tuổi đủ điều kiện nghỉ hưu của lao động nữ) để làm hồ sơ hưởng chế độ hưu trí.

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn cho trường hợp giải quyết chế độ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ hotline của công ty Luật Hùng Sơn theo số 1900 6518 (từ 8:00 -18:00)

♦ Tư vấn ngoài giờ hành chính: 0964509555 – 0969 32 99 22

♦ Địa chỉ văn phòng ở Hà Nội: Phòng C415, Tòa nhà Sông Đà Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội.

LUẬT HÙNG SƠN LÀ CỐ VẤN PHÁP LÝ TỐT NHẤT CỦA BẠN

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn