Chào Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc cần được Luật sư tư vấn cho tôi như sau: Công ty của tôi đang dự định nhập khẩu một số hàng hóa là nước hoa cao cấp và dự định sẽ lưu thông mặt hàng này trên thị trường. Vậy Luật sư cho tôi hỏi để hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường thì cần phải tuân theo những quy định của pháp luật như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
I. Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc đến Công ty Luật Hùng Sơn, về vấn đề của bạn chúng tôi xin được phép giải đáp như sau.
1. Cơ sở pháp lý quy định về hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.
– Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa.
– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp.
– Luật Chất lượng hàng hóa, sản phẩm năm 2007.
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2007.
2. Đăng ký nhãn hiệu hoặc nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.
– Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì đối với hàng hóa đã đăng ký nhãn hiệu thì khi nhập khẩu về đến Việt Nam phải tiến hành đăng ký nhãn phụ, quy định như sau:
“3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Căn cứ theo Điều 10 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm:
- Có tên của hàng hóa
- Có tên và cả địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa nhập khẩu này
- Phải có nơi xuất xứ của hàng hóa
- Và các nội dung khác phụ thuộc vào tính chất của từng loại hàng nhập khẩu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Và nhãn phụ, mẫu và cả thông tin là do bên tổ chức hoặc cá nhân đã bán ra đưa ra và đúng theo quy định về thông tin nội dung của nhãn gốc.
– Và nếu như hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam chưa có đăng ký nhãn hiệu thì ngay khi hàng hóa đã nhập khẩu về Việt Nam, bạn phải có trách nhiệm đăng ký nhãn hiệu hàng hóa căn cứ theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
“2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.”
Và nếu như công ty bạn đã đủ điều kiện như quy định trên, thì công ty bạn có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước hoa nhập khẩu ấy.
3. Đăng ký kinh doanh khi muốn để hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.
– Đối với ngành nghề bán lẻ hàng hóa hay bán buôn theo quy định nếu chưa đăng ký thì phải bổ sung ngành nghề mà định đăng ký kinh doanh.
– Hồ sơ để bổ sung ngành nghề cần đăng ký kinh doanh như sau căn cứ theo Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
“1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
…
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.”
4. Đăng ký chất lượng, lưu hành sản phẩm cũng như mã số vạch cho hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường.
– Căn cứ theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm thì hàng hóa khi nhập khẩu phải đảm bảo được các quy định của pháp luật có liên quan về kiểm dịch và an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn chất lượng hàng hóa và phải chịu sự kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan. Và hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa này phải được nộp cho Cục đo lường sản phẩm.
– Phải tiến hành đăng ký lưu hành sản phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu trên thị trường.
– Và ngoài ra thì còn cần phải đăng ký Mã số vạch cho sản phẩm tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu trên thị trường.
Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về những quy định của pháp luật liên quan đến việc hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc các vấn đề khác có liên quan, xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023