Đánh bạc và cho vay tiền để đánh bạc có phạm tội không?

Đánh bạc và cho vay tiền để đánh bạc có phạm tội không? Vào các dịp tết, là khoảng thời gian mà tất cả mọi người đều được vui chơi, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, vào những dịp này mọi người lại dễ đổ đốn, sa ngã vào các trò chơi như cờ bạc đỏ đen, dẫn đến tiêu tốn tài sản, một khi dính vào cờ bạc thì sẽ khó mà dứt ra. Nhiều trường hợp thua hết tiền phải mượn tiền của người khác để tiếp tục chơi, như vậy vấn đề đặt ra trong trường hợp này là hành vi cho người khác vay tiền để đánh bạc thì có bị tội gì không? Và hành vi đánh bạc có phạm tội không? Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này?

Quảng cáo

Đánh bạc có phạm tội không?

Đánh bạc trái phép đó là hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức một cách bất hợp pháp dưới bất kì hình thức nào mà sự có được (hoặc sự thua) kèm theo việc nhận được (hoặc mất đi) lợi ích vật chất như: tiền, hiện vật hoặc các tài sản khác mà không được cơ quan nhà nước cho phép.

Hiện nay, nước ta cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước kinh doanh lĩnh vực casino, tuy nhiên đối tượng được tham gia trò chơi rất hạn chế chỉ những người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài, còn các đối tượng không phải hai đối tượng này sẽ bị cấm dù bất kì hình thức nào.

Hành vi được coi là đánh bạc bao gồm tất cả các hành vi  như: chơi số đề, tá lả, cá độ bóng đá, tổ tôm, 3 cây, chắn, xóc đĩa….  nếu người chơi nhận hoặc bị thua tiền hoặc hiện vật. Trong trường hợp, nếu người chơi thua hoặc có được  bằng tiền từ 2 triệu đồng trở lên thì sẽ phạm tội đánh bạc. Nếu dưới 2 triệu tuy không bị phạm tôi đánh bạc nhưng sẽ bị xử phạt hành chính về việc đánh bạc trái phép.

Riêng đối với trường hợp có nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì giá trị hiện vật, tổng số tiền của những người cùng đánh bạc sẽ là căn cứ để xác định được số tiền dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc trong chiếu bạc này. Có nghĩa là những người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tiền thu được trên chiếu bạc và sẽ bị xử lý với vai trò đồng phạm của tội đánh bạc. Đồng nghĩa với việc dù người này chơi nhiều, hay người kia chơi ít thì cũng không liên quan đến việc định tội của hành vi này mà nó chỉ là tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Cụ thể, ví dụ trên chiếu bạc là 50 triệu đồng thì dù bạn đặt cược một lần duy nhất trị giá 200.000 đồng dù bạn thắng hay thua thì bạn vẫn bị truy tố về tội đánh bạc

Quảng cáo

cho vay tiền đánh bạc có phạm tội không

Cách xác định tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc:

Theo Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì tiền và hiện vật dùng để đánh bạc bao gồm: những tang vật thu trực tiếp tại chiếu bạc như tiền,…, trong trường hợp nếu cơ quan điều tra có đủ căn cứ xác định số tiền hoặc hiện vật của người chơi bạc mang theo, tức là có trong người con bạc kể cả chưa sử dụng sẽ dùng số tiền hoặc hiện vật đó để đánh bạc thì vẫn được coi là tang vật vụ án và sẽ bị tịch thu. Ngoài ra, còn có tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà cơ quan có thẩm quyền có đầy đủ căn cứ xác định được tiền hoặc hiện vật này đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc. Vì vậy, cơ quan tố tụng sẽ xem xét, đánh giá số tiền và hiện vật trên để định tội

Xem thêm >>> Tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc bị xử phạt như thế nào

Cho người khác vay tiền để đánh bạc có bị tội gì không?

Trong trường hợp cho người khác mượn tiền nhưng bạn không biết mục đích của họ là dùng số tiền đó để đánh bạc thì coi như hành vi cho mượn tiền này là một giao dịch dân sự bình thường. Vì bạn không biết mục đích của người này nên bạn cũng không thuộc trường hợp không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm, hoặc người giúp sức do đó bạn không bị tội gì

Tuy nhiên, đối với trường hợp bạn đã biết mục đích của người này là vay tiền để đánh bạc nhưng bạn vẫn cho vay. Như vậy, rõ ràng ý chí của bạn coi như là đã đồng thuận với ý chí của người vay tiền, tức là dùng số tiền vay được này để tiếp tục đánh bạc. Do đó trong trường hợp này mặc dù người cho vay không trực tiếp đánh bạc nhưng hành vi cho vay tiền này là hành vi giúp sức để người vay thực hiện hành vi đánh bạc, tạo điều kiện vật chất cho người vay để tiếp tục thực hiện tội phạm.

Như vậy, trong trường hợp cho người khác vay tiền nhưng bạn biết được người đó dùng số tiền đó để đánh bạc thì xem như bạn là người giúp sức trong trường hợp này. Tóm lại, cho người khác vay tiền để đánh bạc là đồng phạm của tội đánh bạc.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn