logo

Đăng tải video nhạy cảm của người khác lên mạng thì có phạm tội không

Những năm gần đây, hiện trạng đăng tải video nhạy cảm của người khác lên mạng xã hội ngày càng nhiều. Điển hình gần đây là vụ việc xuất hiện 40 clip của các bé trai, bé gái có hành vi nhạy cảm với một người phụ nữ ở Hải Phòng gây xôn xao cộng động mạng. Vậy hành vi này có phạm tội không? Nếu có thì đó là tội phạm gì? Chế tài xử phạt được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết này Luật Hùng Sơn sẽ tư vấn rõ các vấn đề này để giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.

Quảng cáo

Đăng tải video nhạy cảm của người khác lên mạng thì có phạm tội không?

Câu trả lời là có! Pháp luật hiện hành đã quy định rằng hành vi này là hành vi phạm tội. Đăng tải video nhạy cảm của vợ chồng lên mạng tức là phát tán trên mạng xã hội những đoạn ghi hình (vấn đề) tế nhị, khó nói ra, thường mang tính chất không phù hợp với mọi lứa tuổi hay nói cách khác là những vấn đề riêng tư của cá nhân.

Hiếp pháp 2013 – “đạo luật mẹ” của nước ta quy định tại Điều 20, 21 như sau: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm; có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Do đó, đây là quyền được pháp luật bảo vệ và tất cả mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền này của người khác. Mặt khác, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 còn việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý. Như vậy, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc xâm phạm đời sống riêng tư, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Theo đó, hành vi đăng tải video nhạy cảm của vợ chồng lên mạng là hành vi phạm tội.

đăng tải video nhạy cảm của người khác lên mạng

Đăng tải video nhạy cảm của người khác lên mạng bị xử lý như thế nào?

Thứ nhất, đăng tải video nhạy cảm lên mạng có thể phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 chỉ rõ trách nhiệm pháp lý khi có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Lúc này, người bị xâm phạm quyền chịu hậu quả nghiêm trọng thì có thể gửi đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết.

Thứ hai, đăng tải video nhạy cảm của người khác sẽ bị xử lý hành chính. Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử đã chỉ rõ từng chế tài xử phạt đối với từng trường hợp cụ thể:

– Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin xúc danh dự, nhân phẩm của cá nhân; từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc bí mật đời tư của cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Cung cấp, trao đổi, truyền đưa thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Quảng cáo

– Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa, thông tin có nội dung dâm ô, đồi trụy, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thứ ba, hành vi đăng tải video nhạy cảm của người khác lên mạng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác. Hành vi này có thể cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 115 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà chế tài xử phạt được quy định khác nhau, mức cao nhất là bị phạt đến 05 năm tù.

Khi bị đăng tải video nhạy cảm của người khác lên mạng thì cần phải làm gì?

Như đã phân tích ở trên, theo quy định của pháp luật về hình thức xử phạt đối với những hành vi này, tùy theo tính chất, mức độ mà sẽ bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính và có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, đối với mỗi trường hợp cụ thể cũng sẽ có cách xử lý tương ứng:

Trường hợp 1: Hành vi này gây hậu quả không nghiêm trọng: Chỉ bị xử phạt hành chính hoặc bị khởi tố vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp này, người bị xâm phạm quyền có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp 2: Hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng: Bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh làm nhục người khác. Với trường hợp này, người bị xâm phạm quyền có thể nộp đơn tố cáo hành vi tội phạm của người này tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng hình sự.

Như vậy, hành vi đăng tải clip nhạy cảm của người khác lên mạng có thể bị phạt đến 05 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top