logo

Chi phí phát sinh trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 19-06-2023 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1944 Lượt xem

Chi phí phát sinh trong thời gian tạm ngừng kinh doanh? Doanh nghiệp khi gặp khó khăn dẫn đến tình trạng không thể tiếp tục hoạt động thay vì làm thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp có thể lựa chọn thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Trong thời gian tạm ngừng liệu doanh nghiệp có cần phải nộp các khoản chi phí nào không? Các chi phí phát sinh trong thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

Quảng cáo

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, tạm ngừng kinh doanh gồm hai trường hợp:

  • Theo quyết định của doanh nghiệp;
  • Theo yêu cầu của Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản thời gian tạm ngừng và thời hạn tạm ngừng hoặc thời gian tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thời gian thông báo chậm nhất trước 03 ngày trước ngày tạm dừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

Trong thời gian công ty đăng ký tạm ngừng kinh doanh thì mã số thuế của công ty phải đang được hoạt động để đảm bảo được nghĩa vụ kê khai thế được minh bạch từ trước và sau khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

chi phí phát sinh trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Câu hỏi đặt ra là trong khoảng thời gian doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì các chi phí phát sinh có là chi phí được trừ không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC có quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ như sau:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

[…]

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

– Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.

[…]”

Như vậy, khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không có phát sinh bất kỳ các chi phí nào liên quan đến hoạt động sản xuất nên các chi phí nếu có phát sinh thì đó không thuộc trong nhóm các chi phí được trừ. Trường hợp công ty tạm ngừng kinh doanh trong thời gian dưới 9 tháng so sản xuất theo mùa vụ thì:

  • Các khoản chi phí như tiền lương, tiền thuê văn phòng, tiền điện, tiền nước phát sinh trong thực tế nhưng không liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì các chi phí đó không được tính là chi phí được giảm trừ khi xác định thuế TNDN.
  • Trường hợp tài sản cổ đông thuộc quyền sở hữu của các công ty đang được dùng cho mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, nhưng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động dưới 9 tháng, sau đó tài sản đó lại được tiếp tục sử dụng cho mục đích hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp trích khấu hao, khoản khấu hao đó sẽ được trừ đi khi xác định thu nhập chịu thuế.

Thời gian tối đa mà doanh nghiệp được phép tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định Số: 01/2021/NĐ-CP quy định về thời gian được phép tạm ngừng kinh doanh.

Theo đó doanh nghiệp được phép tạm ngừng không được quá 1 năm. Hết hạn 1 năm và doanh nghiệp muốn tiếp tục tạm ngừng thì phải gửi thông báo đến cho Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất trước 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Mỗi lần thông báo tạm ngừng không được quá 1 năm.

Như vậy, thời gian tối đa được tạm ngừng kinh doanh cho 1 làn thông báo là 1 năm. Hết thời hạn doanh nghiệp có thể tiếp tục thông báo để tạm ngừng kinh doanh.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, chủ doanh nghiệp có phải nộp thuế không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không phải nộp tờ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động không trọn tháng, không trọn quý, hồ sơ quyết toán năm. Một số giải đáp về thuế môn bài và thuế GTGT khi tạm ngừng doanh nghiệp như sau

Thuế và tờ khai thuế môn bài

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì có phải nộp thuế môn bài không?

Căn cứ vào điểm c, khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định:

“5. Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Quảng cáo

Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.”

Nghĩa là, doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh trọn năm từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 sẽ không phải nộp lệ phí môn bài.

Tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN không?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế, trường các trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Đối với hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh thì nộp thuế theo phương pháp khoán tạm khoán ngừng hoạt động kinh doanh, cơ quan thuế sẽ xác định lại nghĩa vụ thuế khoán.

Đối với việc sử dụng hóa đơn thì trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn, không phải nộp báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn. Nếu trường hợp được chấp thuận sử dụng hóa đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật.

Tạm ngừng kinh doanh thì có phải nộp nợ thuế, nợ chậm nộp thuế hay không?

Trong thời gian doanh nghiệp đang tạm ngừng các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nộp đầy đủ các loại thuế còn nợ, thanh toán đầy đủ các khoản nợ thuế và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng trước khi tạm ngừng kinh doanh, thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động.

Báo cáo tài chính

Theo quy định thì khi tạm ngừng kinh doanh, nếu doanh nghiệp không phát sinh các khoản chi phí nào thì không phải nộp báo cáo tài chính.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Hùng Sơn

Với những kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, Luật Hùng Sơn cam kết đem tới cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với quy trình làm việc chuyên nghiệp gồm 3 bước:

Bước 1: Tư vấn, giải thích pháp luật về những thủ tục, vấn đề liên quan tới thủ tục tạm ngừng kinh doanh

  • Tư vấn về kế toán, thuế, bảo hiểm trước và sau khi tiến hành các bước thủ tục tạm ngừng kinh doanh;
  • Tư vấn về thời gian được phép tạm ngừng kinh doanh;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan khác mà khách hàng còn thắc mắc.

Bước 2: Soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp.

Sau Khi khách hàng cung cấp các thông tin mã số doanh nghiệp, Luật Hùng Sơn tiến hành kiểm tra và soạn thảo hồ sơ, các giấy tờ đăng ký tạm ngừng kinh doanh gồm có:

  • Thông báo tạm ngừng kinh doanh;
  • Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên; của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên quan đến vấn đề tạm ngừng kinh doanh.
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; quyết định của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên về vấn đề tạm ngừng kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền cho Luật Hùng Sơn thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục.

Sau khi hoàn thành hồ sơ, khách hàng ký và đóng dấu sau đó gửi lại cho Luật Hùng Sơn. Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Sau thời gian nộp hồ sơ từ 7-10 ngày làm việc, khách hàng sẽ nhận được kết quả đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Với chi phí phải chăng, hỗ trợ trọn gói, Luật Hùng Sơn cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.

Trên đây là bài viết liên quan đến chi phí phát sinh trong thời gian tạm ngừng kinh doanh của Luật Hùng Sơn. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Mẫu tờ khai lệ phí môn bài

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

 

TỜ KHAI LỆ PHÍ MÔN BÀI

[01] Kỳ tính lệ phí: năm………………

[04] Người nộp lệ phí: ………………………………………………………………………………………[05] Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………….[06] Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….[07] Quận/huyện:……………………… [08] Tỉnh/Thành phố: ……………………………………[09] Điện thoại:……………………… [10] Fax: …………………… [11] Email: ……………..[12] Đại lý thuế (nếu có): …………………………………………………………………………………..[13] Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………….[14] Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….[15] Quận/huyện: …………………………[16] Tỉnh/Thành phố: …………………………………[17] Điện thoại: …………………… [18] Fax: ……………… [19] Email: ………………………[20] Hợp đồng đại lý thuế số: …………………………… ngày …………………………………..□ [21] Khai bổ sung cho cơ sở mới thành lập trong năm (đánh dấu “X” nếu có)Đơn vị tiền: Đồng Việt NamTôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã kê khai./.  

  [02] Lần đầu [03] Bổ sung lần thứ
Stt Chỉ tiêu Mã chỉ tiêu Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư, doanh thu Mức lệ phí môn bài
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Người nộp lệ phí môn bài

…………………………………………

…………………………

[22]    
2 Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cùng địa phương

(Ghi rõ tên, địa chỉ)

…………………………………………

…………………………………………

[23]    
3 Tổng số lệ phí môn bài phải nộp [24]    
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾHọ và tên:

Chứng chỉ hành nghề số:

………, ngày……tháng……năm……

NGƯỜI NỘP LỆ PHÍ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP LỆ PHÍ

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn