Chế tài là gì? Chế tài được áp dụng trong trường hợp nào?

Chế tài là gì? Những trường hợp nào áp dụng chế tài? Đây là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Nắm bắt được điều đó, Luật Hùng Sơn đã mang đến lý giải chi tiết nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Quảng cáo

1. Hiểu chế tài là gì?

Trong cuộc sống, chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã nghe đến thuật ngữ chế tài. Vậy chế tài là gì? Chế tài là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành quy phạm pháp luật. Nó là những biện pháp được áp dụng để răn đe, điều chỉnh đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.

Chế tài được áp dụng để điều chỉnh các hành vi phạm luật

Chế tài được áp dụng để điều chỉnh các hành vi phạm luật

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm luật, tình hình thiệt hại thực tế và những đặc điểm của lợi ích cần được pháp luật bảo vệ, chế tài sẽ được áp dụng phù hợp. Các hình thức chế tài theo quy định được phân chia theo từng lĩnh vực cụ thể. Đó là: Lĩnh vực hình sự áp dụng chế tài trừng trị; lĩnh vực dân sự gắn liền với chế tài bảo vệ, bảo đảm; lĩnh vực hành chính, dân sự áp dụng chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu; chế tài vô hiệu hóa.

Như vậy, chế tài là những biện pháp tác động của Nhà nước áp dụng cho các đôi tượng có hành vi phạm luật. Nếu không thực hiện đúng theo những điều quy định của pháp luật, chủ thể sẽ phải chịu hậu quả pháp lý. Mức độ xử lý do pháp luật định đoạt.

2. Nguồn gốc của thuật ngữ chế tài

Dưới góc độ lịch sử ngôn ngữ, chế tài mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Quan điểm của các luật gia cho rằng một trong ba bộ phận cấu thành hoàn chỉnh hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh không thể thiếu chế tài. Đây cũng là nghĩa của từ chế tài (sanction) trong tiếng Anh.

Đối với ngữ pháp tiếng Nga, từ chế tài có phiên âm gần giống với tiếng Anh. Chữ viết của từ này là Санкция (Sanktsiya – phiên âm). Theo ý kiến của các dịch giả thì những hành vi phạm luật bị áp dụng sự trừng phạt thì được coi là chế tài.

Còn nguồn gốc tiếng Latin, chế tài (SANCTIO) là thiết lập một luật lệ. Dựa vào những ghi chép trong sách cổ, SANCTIO được hiểu là một sắc lệnh hoặc luật. Nó thường được hệ thóng luật của nhà thờ sử dụng với ý nghĩa chỉ sắc lệnh trong giáo hội.

Hiện nay, sanction được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự trừng phạt, hình phạt. Xuất phát từ đó, nhiều tầng nghĩa mới đã phát sinh và sử dụng trong đa dạng ngữ cảnh. Chẳng hạn như: Trong tiếng Pháp chỉ một hành vi phạm luật dẫn tới hậu quả hay hình thức xử phạt vi phạm về hành chính. Công pháp quốc tế cho rằng sanction là sự trừng phạt. Nó mang nghĩa bao quát dành đối với cả quốc tế hoặc quốc gia này áp dụng lên quốc gia khác.

3. Chế tài được áp dụng trong trường hợp nào

Tùy theo từng trường hợp mà chế tài sẽ được Nhà nước quy định cụ thể nhất. Các lĩnh vực đang áp dụng chế tài như: Hình sự, dấn sự, hành chính, kinh tế… Chế tài có thể tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi xét mức độ vi phạm của hành vi và một số yếu tố khác có liên quan.

Những trường hợp áp dụng chế tài

Những trường hợp áp dụng chế tài

Nhờ có chế tài mà bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời, các trật tự xã hội tuân thủ đúng theo quy định, hạn chế hành vi trái đạo đức, pháp luật. Hơn thế nữa, thông qua chế tài, người dân thấy rõ thái độ của Nhà nước đối với các hành vi thực hiện điều pháp luật không cho phép. Từ đó giúp giáo dục, uốn nắn hành vi của người dân theo hướng phòng ngừa, giáo dục.

Mục tiêu của chế tài là góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Nó cũng góp phần hoàn thiện kế hoạch của Nhà nước trong từng giai đoạn, lĩnh vự cụ thể. Từ chính trị, văn hóa – xã hội, kinh tế cho đến quốc phòng – an ninh.

Quảng cáo

4. Các loại chế tài thường gặp hiện nay

Hiện nay, các loại chế tài thường áp dụng là: Chế tài hành chính, hình sự, dân sự và thương mại. Cụ thể như sau:

4.1. Chế tài hành chính

Chế tài hành chính là những hậu quả về mặt pháp lý khi chủ thể thực hiện hành vi phạm luật về hành chính. Bộ phận cấu thành nên những quy phạm pháp luật về hành chính bao gồm: Chế tài, quy định, giả định. Chế tài này được nhà nước sử dụng với mục đích xác định biện pháp xử lý đối với chủ thể (cá nhân, tổ chức).

Trường hơp áp dụng chế tài này khi chủ thể phạm luật trong quản lý nhà nước về hành chính. Tuy nhiên, hành vi đó chỉ dừng ở mức độ vi phạm chưa truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, vi phạm hành chính chưa đủ cấu thành tội phạm.

4.2. Chế tài hình sự

Luật hình sự có quy định chặt chẽ về áp dụng các chế tài. Nếu chủ thể có hành vi phạm những điều trong Bộ luật này và gây ra hậu quả pháp lý thì chế tài sẽ được sử dụng. Với mục đích xác định loại và mức độ vi phạm là căn cứ để kết luận khung hình phạt tương ứng. Chế tài hình sự áp dụng dành cho chủ thể có hành vi phạm tội.

Chủ thể phạm tội bị áp dụng chế tài hình sự

Chủ thể phạm tội bị áp dụng chế tài hình sự

4.3. Chế tài dân sự

Chế tài dân sự được áp dụng phổ biến trong đời sống. Đây là những hậu quả pháp lý dành cho đối tượng có hành vi phạm pháp khi thực hiện quan hệ dân sự. Đồng thời, đối với chủ thể không làm tròn nghĩa vụ dân sự cũng bị áp dụng chế tài này.

Vi phạm trong lĩnh vực dân sự thường liên quan đến giá trị tài sản. Bởi vậy, mục đích của chế tài này nhằm khôi phục, sửa chữa, trả lại hiện trạng ban đầu hoặc bồi thường tài sản. Mức độ gây ra thiệt hại càng nặng nề thì phải bồi thường càng nhiều nhằm đảm bảo lợi ích của các bên.

4.4. Chế tài thương mại

Đối với các hợp đồng thương mại, trong quá trình giao kết, thực hiện nếu xảy ra vi phạm pháp luật thì sẽ áp dụng chế tài. Đây là hậu quả dành cho chủ thể không tuân theo quy định. Mục đích của chế tài thương mại là điều chỉnh hành vi của đối tượng không tuân thủ các nội dung của Luật thương mại 2005. Ở Bộ Luật này, các chế tài tương ứng sẽ được quy định cho từng hành vi.

Chế tài thương mại đảm bảo quyền lợi giữa các bên

Chế tài thương mại đảm bảo quyền lợi giữa các bên

5. Phân tích ví dụ cụ thể về chế tài

Ví dụ 1: Theo Điều 155, Luật Hình sự 2015: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

  • Giả định: Cá nhân có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
  • Quy định: Nội dụng trong điều luật này không nêu cụ thể nhưng quy định “ngầm”. Đó là không thực hiện hành vi xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm cá nhân khác ở mức nghiêm trọng.
  • Chế tài: Phạt cảnh cáo hành chính từ 10.00.000 đồng tới 30.000.000 đồng. Ở mức độ nặng hơn là cải tạo không giam giữ.

Ví dụ 2: Điều 127, Luật Dân sự 2015 quy định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.

  • Giả định: Xác định hoàn cảnh, tình huống bị quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Đó là một bên (cá nhân, chủ thể) tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép.
  • Quy định: Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu giao dịch dân sự giữa hai bên.
  • Không có chế tài.

Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã tìm được lời giải cho thắc mắc chế tài là gì? Để giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này hãy liên hệ tới Hotline: 0964.509.555. Hoặc truy cập địa chỉ Website của Luật Hùng Sơn: https://luathungson.vn/ để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn