logo

Khi buôn lậu xăng dầu trên biển thì phạt thế nào?

Tình hình buôn lậu trên biển trong những năm gần đây vẫn diễn ra hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi cùng hình thức vi phạm khác nhau. Đặc biệt, vấn nạn kinh doanh xăng dầu nhập lậu trên biển vẫn không ngừng diễn ra, đe dọa đến sự an toàn của rất nhiều đối tượng. Vì thế, rất nhiều người quan tâm và thắc mắc liệu rằng người có hành vi buôn lậu xăng dầu trên biển thì có bị xử phạt nặng hay không. Để giúp bạn đọc nắm rõ hơn về vấn đề này, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp một số quy định pháp luật hiện hành xoay quanh vấn đề ấy như sau.

Quảng cáo

1. Xử phạt vi phạm hành chính khi buôn lậu xăng dầu trên biển

Căn cứ theo Điều 17 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP thì việc buôn lậu xăng dầu trên sẽ được xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Xử phạt việc kinh doanh xăng dầu nhập lậu sẽ bị phạt với các mức tiền:

  • Phạt cảnh cáo hoặc là phạt tiền từ 200.000 đồng cho đến 400.000 đồng trong trường hợp mà xăng dầu nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng cho đến 600.000 đồng trong trường hợp mà xăng dầu nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 600.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng trong trường hợp mà xăng dầu nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 3.000.000 đồng trong trường hợp mà xăng dầu nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mà xăng dầu nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng trong trường hợp mà xăng dầu nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng trong trường hợp mà xăng dầu nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng trong trường hợp mà xăng dầu nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 40.000.000 đồng trong trường hợp mà xăng dầu nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng trong trường hợp mà xăng dầu nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

– Ngoài ra, sẽ xử phạt gấp hai lần mức phạt tiền như trên đối với hành vi mà kinh doanh xăng dầu nhập lậu nếu như còn thuộc vào một trong những trường hợp sau:

  • Người vi phạm là người trực tiếp nhập lậu xăng dầu
  • Hàng hóa ấy thuộc vào danh mục cấm nhập khẩu hoặc là tạm ngừng nhập khẩu theo quy định pháp luật hiện hành

– Và các mức phạt được quy định trên đây cũng sẽ được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Người có hành vi cố ý vận chuyển xăng dầu nhập lậu
  • Chủ của kho tàng, bãi, bến, nhà ở mà có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu
  • Người có hành vi cố ý giao nhận xăng dầu nhập lậu

– Với người buôn lậu xăng dầu còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm hoặc là có thể bị tịch thu phương tiện vận tải trong trường hợp mà tang vật thu được có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hay vi phạm nhiều lần, tái phạm.

Quảng cáo

– Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp vi phạm trên đây sẽ là buộc tiêu hủy, buộc thu hồi hoặc là nộp lại số lợi bất hợp pháp đã có được do đã thực hiện hành vi kinh doanh xăng dầu nhập lậu.

buôn lậu xăng dầu trên biển

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người buôn lậu xăng dầu trên biển

Người phạm tội buôn lậu với hàng hóa buôn lậu là xăng dầu thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 với các mức hình phạt như sau:

– Người phạm tội buôn lậu xăng dầu trên biển có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 5.000.000.000 đồng, có thể bị phạt tù có thời hạn từ 6 tháng cho đến 20 năm căn cứ tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc là làm một công việc nhất định trong thời hạn quy định từ 1 năm đến 5 năm, cũng có thể bị tịch thu một phần hoặc là toàn bộ tài sản.

– Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này thì có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng cho đến 15.000.000.000 đồng, có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng cho đến 3 năm và cũng có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn căn cứ tùy vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội cũng có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 300.000.000 đồng, bị cấm kinh doanh, bị cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc là bị cấm huy động vốn trong thời hạn quy định từ 1 năm đến 3 năm.

Trên đây là các quy định pháp luật xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi buôn lậu xăng dầu trên biển. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề này hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn