Bẫy chuột bằng dây điện nhưng gây chết người chịu hình phạt gì?

Hiện nay, nhiều nhà nông thay vì sử dụng biện pháp thủ công bắt chuột phá hoại mùa màng lại vì tiết kiệm sức lao động và bắt được nhiều chuột hơn nên đã sử dụng bẫy chuột chết bằng cách giăng dây điện quanh khắp khu ruộng hoặc rẫy. Nhưng chính vì hành vi bẫy chuột bằng dây điện như thế, lại có thể xảy ra những trường hợp có hậu quả đáng tiếc, có thể gây ra tình trạng chết người bởi những người đi vào khu vực giăng dây điện không biết hoặc trong tình trạng không thể biết. Vậy thì đối với hành vi bẫy chuột bằng dây điện nhưng gây chết người như trên thì phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Quảng cáo

1. Căn cứ pháp lý nêu rõ vấn đề bẫy chuột bằng dây điện nhưng gây chết người:

Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 123).

– Luật Điện lực năm 2004 (Điều 59).

– Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp những vấn đề nghiệp vụ.

Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 601).

 

bẫy chuột bằng dây điện gây chết người

 

2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi bẫy chuột bằng dây điện nhưng gây chết người.

– Căn cứ theo Điều 59 Luật Điện lực năm 2004 quy định về việc sử dụng điện làm phương tiện để bảo vệ trực tiếp như sau đây:

“1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.

Quảng cáo
  1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  2. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.

Và cũng căn cứ theo Luật Điện lực năm 2004, thì hành vi sử dụng điện để bẫy hoặc bắt động vật hoặc làm phương tiện để bảo vệ, trừ các trường hợp khác được quy định tại Điều 59 Luật này như trên.

Như vậy, theo Luật Điện lực năm 2004 thì hành vi bẫy chuột bằng điện không được sự cho phép của cơ quan nhà nước là hành vi bị nghiêm cấm.

– Về trách nhiệm hình sự bị truy cứu:

Tại mục 12 Phần thứ I Công văn số 81/2002/TANDTC thì được quy định các trường hợp như sau:

  •   Trường hợp thứ 1: Đối với trường hợp mà sử dụng điện trái phép để tiến hành chống trộm cắp mà gây chết người thì phải bị chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.
  •   Trường hợp thứ 2: Còn đối với trường hợp mà sử dụng điện trái phép để tiến hành diệt chuột hay chống lại gia súc phá hoại mùa màng thì cũng phân làm hai trường hợp khác. Nếu người sử dụng điện để bẫy chuột ở nơi đông người qua lại dù cho có làm biển cảnh báo, biết được rằng hậu quả sẽ xảy ra là gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người nhưng lại vẫn cứ để cho hậu quả ấy xảy ra thì bị xét xử về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Còn nếu người sử dụng điện để bẫy chuột ở nơi không có người qua lại, có đặt cả biển báo nguy hiểm và vẫn luôn tin rằng hậu quả gây ảnh hưởng đến tính mạng là điều không thể xảy ra thì khi hậu quả là chết người thì sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người căn cứ theo Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015.

– Về trách nhiệm dân sự có thể áp dụng: Căn cứ theo Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chủ thể mà tiến hành giăng bẫy chuột bằng điện có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người khác thì phải chịu bồi thường thiệt hại bởi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho người bị thiệt hại.

Kết luận: Như vậy việc bẫy chuột bằng dây điện nhưng gây chết người có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật liên quan. Căn cứ vào kết luận của cơ quan điều tra về từng trường hợp cụ thể có thể bị truy tố theo những tội danh khác nhau theo trách nhiệm hình sự. Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề tội vô ý làm chết người, nếu có thêm góp ý hoặc thắc mắc thì xin vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng./

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn