Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển tại khu vực Đông Nam, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản. Rất doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có kế hoạch thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam. Vậy quy trình, thủ tục, hồ sơ cũng như điều kiện thành lập như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Làm sao để thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam?
Theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, nếu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến từ Nhật Bản muốn đầu tư vào Việt Nam thì cần tiến hành theo các cách dưới đây:
– Thành lập công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản: Doanh nghiệp đăng ký ngành đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực được phép đầu tư vốn 100%
– Thành lập công ty có vốn Nhật Bản với tỉ lệ vốn từ 1-99%: Nếu chủ đầu tư đăng kỹ lĩnh vực kinh doanh không được phép đầu từ 100% vốn nước ngoài thì có thể chọn tỉ lệ vốn đầu tư từ 1-99% tùy theo nhu cầu, khả năng và điều kiện của dự án
– Thành lập công ty bằng hình thức liên doanh, góp vống, mua cổ phẩn của 1 công ty ở Việt Nam: Đây là hình thức đơn giản nhất để thành lập công ty có vốn Nhật Bản. Các nhà đầu tư Nhật chỉ cần tiền hành mua hoặc chuyển nhượng cổ phần, góp vốn với công ty Việt Nam đã và đang hoạt động hợp pháp là được.
Xem thêm >> phí thành lập doanh nghiệp trọn gói
2. Quy trình thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam
2.1. Quy trình thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam với tỉ lệ 100% hoặc từ 1% đến 99%.
– Bước 1: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị để xin giấy phép đầu tư. Hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Đề xuất dự án đầu tư
- Bản sao báo cáo tài chính 2 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư
- Đơn đề xuất nhu cầu sử dụng đất
- Với các dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế thì phải nộp giải trình công nghệ
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân cần chuẩn bị thêm bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu có công chứng
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức/ doanh nghiệp: cần bản sao chứng nhận thành lập hoặc giấy phép kinh doanh có công chứng.
– Bước 2: Tiến hành xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp
– Bước 3: Thực hiện các thủ tục công bố thông tin, in khắc hóa đơn, con dấu
– Bước 4: Tiến hành xin các loại giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
2.2. Quy trình mở công ty liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản theo hình thức góp vốn, mua cổ phần
– Bước 1: Doanh nghiệp Việt Nam tiến hành xin giấy đăng ký doanh nghiệp, thành lập công tu có vốn Nhật Bản.
– Bước 2: Chủ đầu tư từ Nhật đăng ký mua cổ phần, góp vốn vào công ty Việt Nam
– Bước 3: Công khai thông tin công ty, khắc dấu và in hóa đơn
– Bước 4: Doanh nghiệp Việt nam ký kết hợp đồng mua, bán, chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư Nhật theo quy định
– Bước 5: Xin các loại giấy phép đủ điều kiện tiến hành hoạt động kinh doanh, giấy phép kinh doanh
>> Xem thêm : Tư vấn nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty tại Việt Nam
3. Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Luật Hùng Sơn
Vì thủ tục thành lập khá phức tạp, nên nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức chọn các dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại các công ty tư vấn Luật. Nếu bạn cũng đang gặp phải các vướng mắc trong quá trình thực hiện hãy liên hệ với công ty Luật Hùng Sơn. Công ty cam kết:
– Tư vấn tận tình mọi vấn đề liên quan đến quá trình thủ tục mở công ty: cách đặt tên, đặt địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, vốn pháp định …
– Hướng dẫn khách soạn thảo hồ sơ đầy đủ đúng quy định
– Nếu được ủy quyền, công ty sẽ hỗ trợ khách hàng hoàn thành các thủ tục hồ sơ, nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, thông báo với doanh nghiệp
– Thực hiện các việc sau khi thành lập công ty: đăng ký chữ ký số, khắc dấu, công khai thông tin công ty, in hóa đơn và kê khai thuế ban đầu
– Tư vấn miễn phí các hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp trong suốt giai đoạn về sai
Như vậy nếu có nhu cầu thành lập công ty có vốn Nhật Bản hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé!
Tìm hiểu thêm các dịch vụ khác :
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023