Bạn đang muốn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm của mình, bạn không muốn sản phẩm của mình bị người khác làm nhái, làm giả. Bạn cần tìm đơn vị uy tín hướng dẫn đăng ký thương hiệu mỹ phẩm? Bạn muốn xây dựng thương hiệu mỹ phẩm lớn mạnh? Tất cả những mong muốn trên về vấn đề đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm đều được Luật Hùng Sơn giới thiệu trong bài viết này.
Quảng cáo
Đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm
Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm cần chuẩn bị những gì ?
– Thiết kế logo và tra cứu xem logo đó có khả năng đăng ký không.
– Những mỹ phẩm cần gắn nhãn hiệu cần được phân loại.
– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi nộp tại Bộ phận một cửa của Cục sở trí tuệ.
– Khi nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu mỹ phẩm sẽ phải nộp phí nhà nước. Phí đăng ký nhãn hiệu phụ thuộc vào số nhóm và số lượng mỹ phẩm trong mỗi nhóm mà khách hang đăng ký gắn nhãn hiệu.
– Chủ động theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ của Cục sở hữu trí tuệ thong qua Tổ chức đại diện hoặc qua website chính thức của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam theo địa chỉ https://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php để kịp thời phản hồi khi Cục có yêu cầu.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu mỹ phẩm bao gồm :
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu
– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký gồm 8 mẫu (không nhỏ hơn 3*3 cm, không vượt quá 8*8 cm)
– Giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Ngoài ra bộ hồ sơ có thể thêm một số giấy tờ khác như :
– Giấy ủy quyền
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu
– Các giấy tờ khác có liên quan
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm
1. Tạo điều kiện cho pháp luật bảo vệ quyền lợi chủ sở hữu
Đây là việc làm vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ sản phẩm của công ty, doanh nghiệp mình cung cấp. Bởi khi doanh nghiệp đã có nhãn hiệu được pháp luật công nhận đồng nghĩa quyền sở hữu với sản phẩm, dịch vụ đã được khẳng định. Bằng việc đăng ký nhãn hiệu này thì không có bất kỳ đối tượng nào có thể xâm phạm nhãn hiệu của bạn. Khi có bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm phạm nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, bạn có quyền khởi kiện để được luật pháp Nhà nước bảo vệ.
2. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng quá hoạt động và sản phẩm của mình.
Trong các hoạt động quảng bá,tiếp thị sản phẩm, việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng xây dựng được lòng tin về thương hiệu cũng như đối với chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Đồng thời, giúp đưa thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó đến gần với người tiêu dùng và giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm những khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn.
Quảng cáo
3. Tránh gây nhầm lẫn với thương hiệu của các doanh nghiệp khác
Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu này với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu khác. Vì thế khi sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu thì ngay lập tức sẽ được cục Sở hữu trí tuệ công nhận và từ đó, bất kỳ nhãn hiệu nào trùng hoặc gần giống như bạn đã đăng ký sẽ bị từ chối. Chính vì lợi ích này mà đăng ký nhãn hiệu trở thành một trong những thao tác đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh, tạo nên điểm nhấn về sản phẩm của mình trong lòng người tiêu dùng.
4. Thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khi hàng hóa của bạn được người tiêu dùng lựa chọn đồng nghĩa với việc lợi ích sẽ tăng cao và thúc đẩy sự phát triển của công ty, doanh nghiệp. Chính điều này đã giúp doanh nghiệp tích cực hơn trong thực hiện đầu tư để phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, việc nhãn hiệu của bạn được bảo hộ sẽ là tấm vé vàng để tăng cường sự lưu thông hàng hóa ở trong nước cũng như nước ngoài.
Địa chỉ làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Để đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, doanh nghiệp có thể trực tiếp đến Cục sở hữu trí tuệ tại địa chỉ 386 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội nộp hồ sơ, làm thủ tục đăng ký; hoặc chi nhánh văn phòng tại Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh.
Quy trình làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm
♦ Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu (Không bắt buộc – Luật Hùng Sơn khuyên dùng)
Do thời gian xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tối thiểu là 12 tháng, do vậy, việc tra cứu sẽ giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ sau một thời gian dài chờ đợi và sẽ rất tốn thời gian để nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới.
Đây là bước không bắt buộc nhưng lại là bước quan trọng nhất giúp Khách hàng đánh giá được hơn 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu mà mình nghĩ ra.
Tra cứu sơ bộ: là tra cứu nhãn hiệu dựa trên dữ liệu mà Luật Hùng Sơn được Cục SHTT cung cấp và của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Tuy nhiên, các dữ liệu này là những dữ liệu được cập nhật trước thời điểm tra cứu từ 6-10 tháng nên không đầy đủ và chính xác.
Tra cứu chuyên sâu: Sau khi thực hiện tra cứu sơ bộ, nếu Luật Hùng Sơn xác định rằng nhãn hiệu có khả năng đăng ký, Bạn nên tiếp tục thực hiện tra cứu chuyên sâu.
Việc tra cứu chuyên sâu sẽ được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm nhất tại Cục SHTT (cộng tác viên của Luật Hùng Sơn), kết quả tra cứu sẽ chính xác và đầy đủ hơn so với tra cứu sơ bộ.
♦ Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định
– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
– Công bố đơn hợp lệ: 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.
⇒ Như vậy, tổng thời gian tối thiểu để nhãn hiệu được xem xét cấp bằng là 12 tháng.
Trên đây là hướng dẫn làm thủ tục đăng ký thương hiệu mỹ phẩm đầy đủ nhất được Tư vấn luật Hùng Sơn tổng hợp. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho quý vị trong quá trình hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm của mình.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.